Ký ức ngày giải phóng của cựu thanh niên xung phong
Một sáng mùa thu tháng 10, trong căn nhà nhỏ trên đường Trường Chinh, ông Nguyễn Văn Khang lại ngồi hồi tưởng về Ngày Giải phóng Thủ đô 70 năm về trước. Dù năm nay đã 90 tuổi nhưng những mảnh kí ức về một thời trai trẻ xông pha, đầy nhiệt huyết được đứng trong hàng ngũ của đội Thanh niên xung phong thực hiện công tác tiền trạm vẫn còn in mãi trong tâm trí ông.
Ông Nguyễn Văn Khang, Trưởng Ban Liên lạc Đội TNXP tiếp quản Thủ đô chia sẻ: “Lúc bấy giờ dân Hà Nội có mấy cái thắc mắc, thắc mắc thứ nhất là nếu ở lại Hà Nội thì có bị trả thù không?; thắc mắc thứ hai là những gia đình có người làm việc cho Pháp, ví dụ như làm công chức, họ hỏi chúng tôi có được làm việc không? Lương bổng của chúng tôi có đủ nuôi gia đình không? Thậm chí bà con còn hỏi rằng ra đường có phải mặc áo dài không? Có những anh chị em thanh niên còn hỏi rằng còn được đi học không? bởi người ta nghĩ rằng trong kháng chiến, lúc đó không có trường học. Chỉ khi tôi giải thích xong, lúc đấy đồng bào, nhân dân mới có cảm tình với mình".
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, những nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của hơn 400 cô, cậu thanh niên đã được đền đáp. Đồng bào không những đồng ý ở lại Thủ đô mà còn háo hức đón chuẩn bị cờ hoa, cổng chào để đón bộ đội trở về.
Ông Nguyễn Văn Khang tiếp tục kể lại: “Đêm mùng 9 là một đêm rất nhộn nhịp, có thể nói đó là một đêm không ngủ của dân Hà Nội, người ta chờ đón sáng mùng 10 bộ đội vào. Khi mà địch rút đến đâu thì người dân mở cửa ra và treo cờ lên lúc đó tôi có một cảm giác là lá cờ đỏ sao vàng đã xua đuổi quân Pháp ra khỏi Hà Nội. Và đó là những hình ảnh làm cho tôi nhớ mãi, không bao giờ quên, không bao giờ quên”.
Giờ đây mái tóc đã bạc màu và gương mặt in dấu thời gian, nhưng mỗi dịp 10/10 về, những cựu thanh niên xung phong như ông Khang lại gặp gỡ nhau để cùng ôn lại những năm tháng mùa thu lịch sử đầy huy hoàng của dân tộc, gắn liền với thời thanh xuân của chính mình. Họ chính là những nhân chứng sống, truyền cảm hứng cho thế hệ sau về tình yêu nước, tinh thần đoàn kết và khát vọng cống hiến cao đẹp.
Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
0