Ký ức người lính vẹn nguyên thời khắc Giải phóng Thủ đô

Trong không khí của ngày 10/10, tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đại tá, nhà giáo Nguyễn Thụ sống trong ký ức hào hùng của 70 năm trước.

Trong buổi Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô diễn ra ngày 10/10, khi nhắc đến sự kiện ấy cách đây 70 năm, ông Nguyễn Thụ (sinh năm 1933, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), nguyên Trung Đội trưởng Trung đội 269, Tiểu đoàn 54, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 bồi hồi xúc động nhớ lại khoảnh khắc từ khi nhận được nhiệm vụ giải phóng Thủ đô, được gặp và nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trước ngày tiến về Thủ đô.

Ngày 10/10/1954 vẹn nguyên trong ký ức người lính già: "Sáng 10/10/1954, Đại đoàn 308 do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ chỉ huy, chia làm nhiều cánh lớn, mở cuộc hành quân tiến vào giải phóng Thủ đô. Hà Nội như được hồi sinh. Hàng chục vạn người dân từ già tới trẻ tưng bừng đổ ra đường, mặc những trang phục đẹp nhất, mang cờ, hoa, hân hoan tự hào hát vang đón chào đoàn quân chiến thắng. Thời khắc lịch sử huy hoàng năm ấy mãi mãi không thể phai mờ trong trái tim của mỗi người con Hà Nội”.

Đại tá Nguyễn Thụ chia sẻ những ký ức về thời khắc lịch sử hào hùng năm xưa tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Văn Tuyến.

Sau 70 năm nhìn lại, những người lính năm xưa như ông Nguyễn Thụ vô cùng tự hào và phấn khởi trước sự đổi thay mạnh mẽ của Thủ đô và đất nước. Nhân dân được sống trong hòa bình, hạnh phúc, đời sống ngày một ấm no.

Đã bước sang tuổi 92, nhưng ký ức về thời khắc lịch sử hào hùng năm xưa vẫn luôn luôn hiện hữu trong tâm trí người lính và sẽ mãi âm vang theo năm tháng của thời gian. Ông nhắn nhủ thanh niên trẻ hãy trân trọng công lao của những thế hệ đi trước đã gây dựng, bảo vệ, nâng niu; ra sức học tập, lao động, cống hiến, quyết tâm giữ vững nền độc lập, chủ quyền của Tổ quốc; xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh và hạnh phúc hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Diễn ra trong ba ngày cuối tuần qua, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội đã thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm.

Thời bao cấp đi đã qua hơn 40 năm nhưng với nhiều người, những hình ảnh về dòng người chen chúc xếp hàng chờ mua thực phẩm với tờ tem phiếu trên tay thật khó quên. Trong những năm tháng ấy, cơm độn - một món ăn giản dị nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc và kỷ niệm của người Hà Nội xưa - luôn khiến ta bồi hồi nhớ về những năm tháng khó khăn nhưng cũng đầy tình thương yêu.

Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.

Jack Soloman, một người Anh mang trong mình nửa dòng máu Việt Nam, đã kể lại câu chuyện của mình như một minh chứng cho xu hướng ngày càng nhiều người ngoại quốc đến Hà Nội và chọn nơi đây làm nơi gắn bó lâu dài.

Ngôi làng Tri Trung vốn là nơi nổi tiếng với những buổi biểu diễn chèo, đặc biệt hơn, các diễn viên chính đều là những người dân trong làng. Dù bận rộn với công việc hàng ngày, người dân trong làng vẫn đam mê những làn điệu chèo, coi đó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống yên bình của họ.

Mặt trời đã ngủ, nhưng thành phố thì vẫn thức. Khi ánh đèn thay thế ánh mặt trời, cũng là lúc cuộc sống ở Hà Nội bước vào một nhịp điệu khác, với đa dạng lựa chọn sống của những người dân đô thị. Tất cả đều góp phần tạo nên nhịp điệu không ngừng nghỉ của một thủ đô đầy sức sống.