Kỳ vọng 'hồi sinh' các dòng sông nội đô | Hà Nội tin mỗi chiều
Kỳ vọng hồi sinh những dòng sông đang bị ô nhiễm
Hà Nội có 5 con sông cũng là kênh tiêu thoát nước chính của khu vực nội đô gồm: Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu và sông Nhuệ. Tuy nhiên, nhiều năm qua, các con sông này đều trong tình trạng ô nhiễm, nước đen đặc, bốc mùi hôi thối. Khi tỷ lệ nước thải được xử lý tại Hà Nội chưa đến 30%, nhà máy xử lý nước thải Yên Xá được kỳ vọng sau khi đi vào vận hành sẽ giải quyết được 50% tổng lượng nước thải của thành phố, góp phần hồi sinh những dòng sông đang bị ô nhiễm.
Chính vì vậy, việc đẩy nhanh tiến độ, đưa nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vào vận hành trong năm nay là mục tiêu Hà Nội đặt ra.
Trước đó, tại buổi kiểm tra tiến độ thi công Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: Dự án không chỉ có ý nghĩa đối với việc đạt chỉ tiêu xử lý nước thải, phục vụ gần một triệu dân của 6 quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông và huyện Thanh Trì, mà còn góp phần làm sạch các con sông quan trọng của Thủ đô như Tô Lịch, Lừ, Sét.
Bí thư Hà Nội Hà Nội đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Ban Quản lý dự án Hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp là chủ đầu tư phối hợp cùng các sở, ngành chấm dứt hợp đồng gói thầu số 3, sớm đấu thầu lựa chọn nhà thầu ngay trong năm nay; đẩy nhanh tiến độ thi công gói thầu số 4.
Dọc tuyến đê sông Nhuệ qua địa bàn huyện Thường Tín những đoạn chưa được xây kè và nạo vét, nhiều vị trí nền đường bằng đất đi lại rất khó khăn. Các vị trí đã được Nhà nước và nhân dân xây dựng bằng bê tông qua hàng chục năm đã bị xuống cấp, hư hỏng… Mới đây, Dự án cải tạo nâng cấp đê sông Nhuệ qua 5 xã của huyện Thường Tín đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt, có tổng mức đầu tư hơn 107 tỷ đồng triển khai trong giai đoạn 2023 - 2025. Dự án là niềm mong mỏi bấy lâu của người dân.
Quy mô đầu tư xây dựng đường đê có tổng chiều dài 4,931km, gồm cải tạo, nâng cấp bờ hữu sông Nhuệ thuộc xã Khánh Hà, Tân Minh, Nghiêm Xuyên dài 2,61km và bờ tả sông Nhuệ thuộc xã Khánh Hà, Hòa Bình, Hiền Giang dài 2,321km. Gia cố kè chống sạt lở bờ sông đoạn qua khu dân cư thôn Liễu Nội với chiều dài 558m và từ cống tiêu xóm Đầm Hai đến cầu Đen thuộc địa phận xã Khánh Hà dài 107m.
Cùng với đó, nạo vét khơi thông dòng chảy đoạn từ trạm bơm Liễu Nội 1 đến cầu Đen, xã Khánh Hà dài 685m. Gia cố kè chống sạt lở chân đê phía đông các đoạn qua ao, vị trí thấp trũng bảo đảm an toàn công trình, hạn chế phát sinh GPMB tránh ảnh hưởng đến khu dân cư. Cải tạo, nâng cấp hệ thống cống tưới tiêu và hệ thống rãnh thoát nước đoạn qua khu dân cư bị xuống cấp…
Dự án hoàn thành bảo đảm kết nối đồng bộ với các đoạn được đầu tư trên toàn tuyến, phục vụ công tác quản lý hệ thống công trình thủy lợi, góp phần bảo đảm hoàn thiện mạng lưới giao thông trong khu vực, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân…
Đẩy mạnh xã hội hóa trong xây dựng hệ thống xử lý nước thải
Những dòng sông trong thành phố Hà Nội từng được coi là “long mạch”, là con đường giao thương, cảnh quan độc đáo mà thiên nhiên đã ban tặng cho Thủ đô. Thể hiện quyết tâm cải tạo các dòng sông, UBND TP Hà Nội đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đề án "Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét" …
Vấn đề ô nhiễm các dòng sông là vấn đề chung của nhiều đô thị trên nước ta. Ông Nguyễn Đức Hùng - Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội cho rằng: Muốn xử lý tận gốc ô nhiễm môi trường tại các con sông, thì trước hết phải gia tăng xử lý nước thải cùng với việc xây dựng nhà máy nước thải. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng đồng bộ nhiều hệ thống khác đi kèm. Với dự án đang triển khai đã có thiết kế hạ tầng trạm xử lý, nhà máy, cơ quan quản lý cần đôn đốc chủ đầu tư thực hiện đúng quy định thì mới được đưa vào sử dụng. Ngoài ra, để bảo vệ nguồn tài nguyên nước lâu dài, bền vững cũng cần tăng cường chế tài đối với các hành vi vô trách nhiệm, gây ô nhiễm nguồn nước.
PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng thì cho rằng, Hà Nội cần quan tâm hơn đối với khâu quy hoạch, tránh sự chồng chéo. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Cũng cần xem xét phương án cải tạo hệ thống sông, hồ điều hòa nhằm tạo ra sự kết nối với hệ thống thoát nước đô thị.
Chợ Mai Động có bất ngờ đóng cửa? tiểu thương sẽ về đâu?...
Chợ Mai Động tại quận Hoàng Mai, Hà Nội có bất ngờ đóng cửa, khiến tiểu thương không còn chỗ kinh doanh đang là câu hỏi đang được dư luận quan tâm.
Chợ Mai Động là một trong những khu chợ dân sinh lâu đời và sầm uất bậc nhất khu vực quận Hoàng Mai. Với gần 300 ki-ốt hoạt động, thế nhưng thời điểm hiện tại, các ki-ốt bán hàng trong chợ đã di dời gần hết. Tại đây chỉ còn lác đác vài hàng bán rau quả và một số tiểu thương còn nấn ná do đã nhập quá nhiều hàng chưa thể bán hết, họ mong muốn có thêm thời gian giải quyết số hàng tồn đọng, thu chút vốn liếng. Việc mấy chục năm gắn bó với khu chợ và đã có một lượng khách hàng quen không nhỏ, song lại phải rời đi là điều không dễ dàng với các tiểu thương.
Theo UBND phường Mai Động, việc đóng cửa chợ để giao mặt bằng sạch cho dự án xây dựng đường Tam Trinh được thực hiện theo các thông báo từ UBND quận Hoàng Mai. Quận đã xây dựng chính sách cho 300 tiểu thương kinh doanh tại chợ Mai Động. Theo đó là các mức áp giá hỗ trợ cho từng tiểu thương sẽ khác nhau, ưu tiên cho các hộ có đăng ký kinh doanh, nộp thuế môn bài với mức hỗ trợ cho mỗi hộ bằng mức lương tối thiểu nhưng không quá 6 tháng. Đối với việc đầu tư thêm tại các ki-ốt, hiện đang thống kê, kiểm đếm để có thêm mức hỗ trợ. Đồng thời hướng dẫn các tiểu thương đăng ký tái kinh doanh ở các điểm chợ mới khi có nhu cầu.
Ngày 22/2/2024, Ban Quản lý chợ ban hành thông báo về việc đóng các cửa ngách, cửa phụ ra vào chợ Mai Động và đóng cửa chợ từ ngày 29/2/2024. Sau ngày 29/02, một số hộ kinh doanh chưa hoàn thành việc chuyển hàng hóa đi, Ban quản lý chợ quận Hoàng Mai tiếp tục phối hợp, hỗ trợ tạo điều kiện để các hộ kinh doanh có thời gian sắp xếp, di chuyển hàng hóa đến địa điểm kinh doanh mới.
Một chợ dân sinh có thể hoạt động ổn định cần rất nhiều yếu tố từ cơ quan quản lý đến sự phối hợp người dân và chính các tiểu thương. Do đó, để hỗ trợ cho các tiểu thương khi chuyển về chợ Lĩnh Nam, UBND phường Lĩnh Nam, cho biết, ban quản lý chợ và chính quyền đã có thư ngỏ đến 32 hộ tại chợ Mai Động. Theo đó, trong vòng 3 năm sẽ không thu phí, đồng thời giải phóng mặt bằng đường giao thông Lĩnh Nam, cải tạo hệ thống chợ, đảm bảo hạ tầng tốt nhất để bà con có thể hoạt động kinh doanh lâu dài. Công tác, giải phóng mặt bằng đối với chợ Mai Động cũng đã được UBND quận Hoàng Mai thực hiện đúng quy định. Quận đã chủ động đề xuất báo cáo UBND thành phố chấp thuận chính sách bồi thường, hỗ trợ cho các hộ tiểu thương; có phương án bố trí địa điểm để các hộ có nhu cầu tái kinh doanh. Trên tinh thần là cùng với việc tiếp tục vận động, thuyết phục người dân, quận tập trung mọi nguồn lực, triển khai đúng lộ trình, đúng quy định của pháp luật, để bảo đảm công tác, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án xây dựng đường Tam Trinh đúng tiến độ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội quận Hoàng Mai.
Khi chợ đã giải tỏa, việc buôn bán kinh doanh của các hộ dân sẽ không còn ý nghĩa. Do đó, người dân cần đồng thuận với chủ trương và sớm di dời, để quận Hoàng Mai có thể sớm triển khai đường Tam Trinh, một dự án trọng điểm - tuyến đường chính trong một phần của quy hoạch tổng thể giao thông trên địa bàn quận Hoàng Mai, có nhiệm vụ kết nối đường Vành đai 2 với đường Vành đai 3.
Tối 17/11, ở chùa Bái Đính, một chương trình đặc biệt - Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại” một lần nữa khiến hàng ngàn khán giả cả nước rơi nước mắt.
Sẽ có gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025. Thông tin này được Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra trong phần tham luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức ngày 16/11.
Với những người trẻ, các hoạt động sôi nổi ở phố đi bộ Hồ Gươm có lẽ là điểm đến không thể thiếu mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động tại phố đi bộ còn có cả các buổi phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội với ekip khá chuyên nghiệp. Thế nhưng, ngay dưới bộ dụng cụ hành nghề của những ekip này đều gắn logo quảng cáo trá hình cho trang web cờ bạc như OK VIP.
Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong một ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.
Hiện nay, tình trạng vỉa hè tại nhiều tuyến đường đang bị lấn chiếm một cách vô tội vạ. Lối đi dành riêng cho người đi bộ giờ lại hoá thành nơi buôn bán.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, khi có những tiêu chí thế nào là mê tín dị đoan, Bộ sẽ phát triển các công cụ mà nhìn vào hình ảnh có thể đánh giá được hành vi và báo sang Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để xử lý.
0