Kỳ vọng từ 20 ngã tư an toàn giao thông | Hà Nội tin mỗi chiều
Tại ngã tư Minh Khai - Bạch Mai (phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua. Nơi đây, chuyện vượt đèn đỏ xảy ra như “cơm bữa”. Trên đầu là đèn tín hiệu, bên dưới luôn có gần hai chục xe máy vượt qua vạch chờ, đè lên vạch qua đường của người đi bộ. Người chở con đi học về, người thì chở hàng, người lướt điện thoại... không ai quan tâm đèn đang đỏ. Cứ có khoảng trống phía trước, cả đoàn xe này sẽ tranh thủ vượt.
Đó là cảnh rất quen mà chúng ta dễ dàng gặp. Thêm vào đó, còn có những chuyện kiểu: khi dừng đèn đỏ bạn đã bao giờ bị người đi sau hoặc phương tiện khác bấm còi inh ỏi đòi vượt chưa? Những lý do họ đưa ra đại loại như: trời nắng thì cứ vượt đi dừng lại làm gì? Trời mưa thì bảo là mưa to thế này đi nhanh không ướt. Đường vắng thì bảo làm gì có ai, phóng nhanh đi cho được việc. Đường đông thì bảo không vượt, không đè đầu thì không đi được…
Nếu có mặt ở các ngã tư lớn của Thủ đô, chúng ta sẽ dễ dàng chứng kiến cảnh nhiều phương tiện cố tình len lấn, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, điền vào chỗ trống. Phần đa các chủ phương tiện này đều có chung một suy nghĩ “giờ cao điểm, ai còn bắt bớ nữa”. Vậy nên trước khi ai đó nói với chúng ta rằng, “Hà Nội tắc quá” thì xin dành vài giây nhìn lại hành vi của chính những người tham gia giao thông bên cạnh xem: liệu mình đã tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông một cách nghiêm chỉnh hay chưa?
"Mặc dù đã có nhiều giải pháp để xử lý tình trạng này, song một bộ phận người tham gia giao thông ý thức chưa cao, vẫn cố tình vi phạm tạo nên hình ảnh chưa đẹp về giao thông của Thủ đô. Đã đến lúc xây dựng những “Ngã tư an toàn giao thông”, chính là nâng cao văn hóa giao thông của người dân Thủ đô" - đại diện Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội cho biết.
Trước thực trạng này, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố đã xây dựng mô hình "Ngã tư an toàn giao thông", triển khai tại các nút giao trọng điểm, tiến tới nhân rộng ra toàn địa bàn thành phố. Trước mắt, mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được tổ chức tại trên 20 nút giao thông như: Lê Duẩn - Hai Bà Trưng, Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng; Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám, Đường gom Đại lộ Thăng Long, Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học, Nguyễn Lương Bằng - Xã Đàn, Ngã Tư Sở - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi.
Hiệu quả của mô hình này rất dễ thấy thế nên người dân hoàn toàn ủng hộ việc triển khai và tiến tới nhân rộng “Ngã tư an toàn” ở Thủ đô. Tuy nhiên thứ mà chúng ta cần hơn cả để mô hình này thực sự phát huy hiệu quả, đó là nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Nói cách khác, chính chúng ta là chủ thể chính trong việc tạo nên bức tranh giao thông của Thủ đô. Vì vậy, hãy chấp hành Luật giao thông để không còn “chật vật” mỗi giờ tan tầm.
Theo kế hoạch, từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, phòng Cảnh sát Giao thông chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền và hướng dẫn pháp luật giao thông qua hệ thống loa truyền thanh tại 61 nút giao trọng điểm; đồng thời, rà soát, đánh giá về tổ chức giao thông tại các ngã ba, ngã tư trọng điểm, kiến nghị Sở Giao thông Vận tải bổ sung, sửa chữa và lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ như biển báo, vạch kẻ đường bảo đảm rõ ràng, đúng quy định, giúp người dân dễ dàng thực hiện.
Ngoài ra, đơn vị phối hợp với Thanh tra Giao thông vận tải, công an cơ sở phân luồng, hướng dẫn giao thông trong các khung giờ cao điểm, bảo đảm không xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm giao thông, đặc biệt là những hành vi dễ dẫn đến ùn tắc và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông như: điều khiển xe đi ngược chiều, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, dừng, đỗ xe trái quy định, không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường.
Năm hết, Tết đến, vì sự an toàn của mình mà mọi người, mong bạn hãy cẩn trọng khi tham gia giao thông và tuân thủ theo chỉ dẫn của lực lượng chức năng để giờ cao điểm không còn cảnh hỗn loạn và ùn tắc trên những tuyến phố của chúng ta.
Thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025; Giảm 40% giá vé tàu cho người có công với cách mạng; CSGT Hà Nội tiếp nhận gần 20.000 hồ sơ cấp đổi GPLX;... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Thành phố Hà Nội đã quyết định lắp đặt thêm 3.700 camera AI. Đây chính là một bước đi quan trọng trong lộ trình xây dựng hệ thống quản lý giao thông thông minh.
Việt Nam quyết tâm xây dựng ngành công nghiệp đường sắt; Ngày hội tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khối 12; Một người Myanmar được giải cứu sau 40 giờ bị mắc kẹt;... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 15h00 hôm nay.
Giáo dục truyền thống lịch sử, định hướng lý tưởng cho học sinh là những hoạt động trải nghiệm thực tế tại những khu di tích lịch sử được Trường THPT Lương Thế Vinh, huyện Ba Vì triển khai trong nhiều năm học qua. Đây cũng là một trong những cách giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa rất sinh động và sâu sắc cho giới trẻ.
Sáp nhập để vùng đất Quảng - Đà vươn ra biển lớn; Chính phủ yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất khi sáp nhập; Số người thiệt mạng do động đất ở Myanmar tăng lên hơn 1.600 người;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Năm 2025, phải hoàn thành cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau; Không khoan nhượng với tội phạm buôn bán người; Mô hình chăm sóc người cao tuổi cần được nhân rộng; Phần lớn thủ đô của Myanmar vẫn mất điện sau động đất;... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 11h30 hôm nay.
0