Kỳ vọng vào đổi mới hoạt động chất vấn tại Quốc hội

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Hoạt động chất vấn tại kỳ họp lần này khác hẳn các lần chất vấn trước, khi chia thành các nhóm lĩnh vực, gồm: kinh tế tổng hợp - vĩ mô; kinh tế ngành; văn hóa - xã hội và tư pháp, nội chính, kiểm toán nhà nước. Cách tổ chức này đã thể hiện tinh thần luôn luôn đổi mới, luôn luôn vận động để theo kịp với tiến trình phát triển đất nước và sự mong mỏi của cử tri, nhân dân.

Ngày chất vấn đầu tiên tại Kỳ họp thứ 6, lĩnh vực kinh tế tổng hợp – vĩ mô với các Bộ trưởng: Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước và Kế hoạch đầu tư đã đăng đàn trả lời trước Quốc hội. Nội dung chất vấn đều là những vấn đề đã được đặt ra từ kỳ họp trước.

Không chỉ là thảo luận, nghị trường còn “nóng” lên bởi các cuộc tranh luận giữa các đại biểu Quốc hội với nhau, thậm chí là cả giữa đại biểu Quốc hội với Bộ trưởng, Trưởng ngành để đi tới cùng gốc rễ, căn cơ của vấn đề, đáp ứng được sự mong mỏi của cử tri. Như thế, các vấn đề dư luận quan tâm sẽ được xới xáo ở nhiều góc độ để cùng tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Do đó, các phiên chất vấn tại kỳ họp này sẽ luôn thẳng thắn và sôi nổi.

Với tinh thần đó, hai ngày rưỡi tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn sẽ để lại dấu ấn đặc biệt trong hoạt động của Quốc hội, cũng là đáp ứng sự mong đợi của cử tri, nhân dân; góp phần xây dựng Quốc hội luôn đổi mới, hiệu lực, hiệu quả, do dân và vì dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 10/5, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động công nghệ cao tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, với sự tham dự của đại diện các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường.

Chiều 9/5, Bộ Ngoại giao tổ chức buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao dưới sự chủ trì của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, trong đó khẳng định Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện để công nhận là nền kinh tế thị trường.

Chương trình hành động của Thành phố Hà Nội thực hiện nghị quyết về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước sẽ góp phần tạo lập môi trường mới để thu hút, khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ trí thức đang làm việc trên địa bàn Thủ đô.

Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Theo Ban Tổ chức Thành uỷ, qua thực hiện nghiêm túc, toàn diện, thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố, công tác phát triển đảng viên có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên đạt được nhiều kết quả tích cực.

Sáng 8/5, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các vị đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri ba quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến.