Lá phiếu thể hiện trách nhiệm và niềm tin

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã kết thúc tuần làm việc đầu tiên với rất nhiều vấn đề đã được đặt lên bàn nghị sự. Trọng tâm của tuần làm việc này là Quốc hộị lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn bằng hình thức bỏ phiếu kín, và công khai kết quả của 44 chức danh được lấy phiếu.

Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đòi hỏi trách nhiệm rất lớn của các đại biểu Quốc hội. Lá phiếu của đại biểu phải thực sự đại diện cho ý chí của cử tri, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Thực tế, qua 4 lần lấy phiếu, đại biểu Quốc hội đã thực hiện đúng chức năng và trách nhiệm cao.

Tiếp nối những kết quả quan trọng về tổ chức và hoạt động các nhiệm kỳ trước đây, việc lấy phiếu tín nhiệm ngay ở những ngày đầu tiên của Kỳ họp thứ sáu cho thấy, Quốc hội khóa XV đã thực hiện quyền giám sát tối cao của mình với sự ủy quyền của nhân dân. Từ đó, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ cấp chiến lược

Kể từ năm 2013 lần đầu tiên Quốc Hội lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu. Kì họp này là lần thứ 4 Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm. Lá phiếu tín nhiệm không chỉ là trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, niềm tin của cử tri đối với 44 chức danh giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn, mà qua việc này góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các bộ và ngành, lĩnh vực được giao phụ trách. Điều quan trọng hơn, lấy phiếu tín nhiệm còn là sự ghi nhận đối với những cán bộ có số phiếu tín nhiệm cao; đồng thời nhắc nhở các cán bộ có nhiều số phiếu tín nhiệm thấp phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, nhất là trong chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực mình phụ trách nhằm xứng đáng với niềm tin của cử tri cả nước.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã cho thấy các đại biểu Quốc hội đã hết sức trách nhiệm khi đánh giá, nhận định đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn, có sự chia sẻ với các cán bộ phụ trách các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các bộ trưởng, thành viên Chính phủ, trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ là thông số để mỗi cá nhân được lấy phiếu tín nhiệm lần này có thêm cơ sở hoạch định chiến lược, lên kế hoạch hoàn thành tốt hơn nữa công việc của mình và cũng hình dung hơn kỳ vọng của đại biểu và cử tri để nỗ lực trong nửa nhiệm kỳ còn lại. Đó không phải là đánh giá “đóng đinh”, mà vẫn nhìn về phía trước, tháo gỡ để thúc đẩy từng ngành, từng lĩnh vực đi lên.

Tuần tới, Quốc hội tiếp tục làm việc tập trung tại hội trường, trọng tâm là đánh giá, thảo luận và cho ý kiến kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch năm 2024; các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023 và một số nội dung quan trọng khác. 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Theo Ban Tổ chức Thành uỷ, qua thực hiện nghiêm túc, toàn diện, thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố, công tác phát triển đảng viên có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên đạt được nhiều kết quả tích cực.

Sáng 8/5, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các vị đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri ba quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Sáng 8/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện công tác phát triển Đảng; quản lý, rà soát, sàng lọc, kịp thời đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; triển khai ứng dụng hai phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên” của Đảng bộ Thành phố.

Trong các ngày 06 và 07/05/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Ngày 8/5, Ban chỉ đạo Thành ủy về phòng chống tham nhũng tiêu cực tổ chức phiên họp, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo Đinh Tiến Dũng để thảo luận, cho ý kiến về đánh giá kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo quý I năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác trong thời gian tới. Tham dự phiên họp có các Phó Trưởng ban chỉ đạo, các Ủy viên Ban chỉ đạo, Chánh thanh tra thành phố, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự thành phố.