Lái máy bay quá tốc độ, phi công có bị phạt?

Trong ngành hàng không, việc tuân thủ quy định về an toàn là yếu tố sống còn. Với đường bộ, chạy quá tốc độ là một trong những hành vi vi phạm phổ biến. Vậy liệu với hàng không, phi công có khi nào lái máy bay quá tốc độ hay không?

Nghề phi công là một trong những ngành nghề đòi hỏi tính chính xác cao và tuân thủ quy tắc nhất khi làm việc. Sao nhãng trong quá trình làm việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của hành khách và các thành viên phi hành đoàn trong chuyến bay. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu phi công lái máy bay quá tốc độ?

Trước đây, bộ phận kiểm soát không lưu và các hãng hàng không rất khó để biết được phi công lái máy bay ở vận tốc nào. Tuy nhiên, ngày nay, máy bay chở khách hiện đại và các máy bay có công nghệ tiến tiến đều có bộ phát đáp (transponder) để truyền thông tin về số hiệu, đường bay, độ cao, tốc độ.

Các hệ thống giám sát bay hiện đại phải đảm bảo "Chương trình đảm bảo chất lượng hoạt động bay" (FOQA) của ngành hàng không. Đây là một hệ thống sử dụng dữ liệu chuyến bay để đánh giá và cải thiện an toàn hàng không.

FOQA thu thập dữ liệu về chuyến bay, bao gồm tốc độ, độ cao, góc tấn công, các thao tác của phi công và nhiều thông số khác. Dữ liệu được thu thập sẽ được phân tích bằng các phần mềm chuyên dụng để tìm kiếm các xu hướng, mẫu hình bất thường, hoặc các sự kiện gần như tai nạn (near-miss). Qua đó, các chuyên gia sẽ xác định được những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình vận hành máy bay, ví dụ như lỗi của phi công, vấn đề kỹ thuật, hoặc các điều kiện môi trường bất lợi.

Mỗi máy bay đều có giới hạn về tốc độ mà phi công không được phép vượt qua. Thông thường, tốc độ tối đa của một máy bay thương mại được tính toán sao cho an toàn nhất cho cả phi công và hành khách. Việc lái máy bay quá tốc độ là hành vi vi phạm quy định an toàn bay.

Trong trường hợp cụ thể, các phi công phải tuân thủ tốc độ được chỉ dẫn trong các bản đồ bay hoặc trên thiết bị điều khiển của máy bay. Những quy định này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia và hãng hàng không.

Nếu bộ giám sát dữ liệu chuyến bay ghi nhận máy bay bay quá tốc độ thì dữ liệu liên quan sẽ được gửi đến bộ phận an toàn của hãng hàng không. Những phi công vi phạm giới hạn tốc độ hầu như không bao giờ cố tình làm vậy. Đa số trường hợp vượt tốc độ đều là tạm thời và không gây mất an toàn.

Vượt quá tốc độ thường xảy ra do sự nhiễu động không lường trước hoặc do hướng gió được báo cáo sai lệch. Một lý do khá phổ biến khác là khi phi công sử dụng chế độ lái tự động nhưng đường bay lại phát sinh các yếu tố khách quan khiến tốc độ không tuân thủ như thiết lập. Những lý do phổ biến dẫn đến việc bay quá nhanh đều là do vô ý.

Tuy nhiên, sẽ có một số ít trường hợp lái máy bay quá tốc độ do sự cẩu thả của phi công. Ví dụ bay ở độ cao hơn 12 nghìn mét khi đã được thông báo là thời tiết hoặc khu vực có nhiều nhiễu động.

Câu hỏi lớn được đặt ra là liệu phi công lái máy bay quá tốc độ có bị phạt hay không? Câu trả lời là có, phi công có thể bị xử lý nếu vi phạm các quy định về tốc độ bay. Tuy nhiên, mức độ xử lý sẽ tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ vi phạm và nguyên nhân dẫn đến việc vi pham.

Trong một số trường hợp, phi công có thể bị phạt tiền hoặc bị tạm đình chỉ công việc. Đối với các vi phạm nghiêm trọng, phi công có thể bị thu hồi giấy phép lái máy bay. Hơn nữa, nếu hành động vi phạm gây ra tai nạn, phi công có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý và đối mặt với các hình thức phạt nặng hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hãng Squad Mobility của Hà Lan đã sản xuất chiếc ô tô có tên Squad Solar City Car sử dụng năng lượng mặt trời, dự kiến sẽ được giao đến tay khách hàng trong năm 2025 này.

Hyundai Ioniq 5 vừa lập kỷ lục thế giới về khả năng thay đổi độ cao lớn nhất của một chiếc ô tô điện khi vận hành ở độ cao gần 5.800m so với mực nước biển.

Trong năm 2025, mẫu xe Hyundai Creta phiên bản chạy điện có thể được ra mắt tại khu vực Đông Nam Á và đang được nhiều khách hàng Việt mong ngóng.

Cơ quan Quản lý giao thông đường bộ Hàn Quốc cho biết, trong năm nay, số lượng xe ô tô mà các nhà sản xuất ô tô của nước này tự nguyện gọi sửa chữa cao mức kỷ lục, trong đó gần 80% số xe được cho là của tập đoàn chế tạo ô tô Hyundai Motor Group.

Honda là đơn vị mở màn cho chương trình khai xuân với chính sách hỗ trợ và khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng mua xe trong dịp này.

Hãng xe ô tô VinFast đã ra thông báo về việc thay đổi tên gọi phiên bản của một số dòng xe điện kể từ ngày 1/1/2025.