Lãi suất ngân hàng tăng, người vay mua BĐS nên làm gì?

Tính đến cuối tuần qua, đã có 19 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động từ 0,2-0,5%/năm. Nhiều người đang lo ngại lãi suất cho vay liên quan đến xây dựng, bất động sản vì thế sẽ bị tăng theo.

Nhiều chuyên gia nhận định, việc tăng lãi suất huy động của các Ngân hàng vẫn chưa dừng lại. Tuy nhiên, lãi suất vay mua bất động sản vẫn chưa bị ảnh hưởng.

Hiện nhiều ngân hàng đang áp dụng cho cá nhân vay mua nhà/đất ở mức từ 5-6%/năm (trong 6-36 tháng đầu tiên). Sau thời gian này, với nhóm ngân hàng quốc doanh, lãi suất sẽ thả nổi ở khoảng 9-10%/năm, trong khi một số ngân hàng tư nhân đặt trên 12%/năm - đây là mức khá cao.

Nhiều ngân hàng đang áp dụng cho cá nhân vay mua nhà/đất ở mức từ 5-6%/năm

Chuyên gia kinh tế khuyến nghị, nếu ở Hà Nội, người vay mua nhà cần phải có thu nhập từ 30 triệu đồng/tháng.

Lấy ví dụ cụ thể: Đặt mua một bất động sản giá khoảng trên dưới 2 tỉ đồng; bạn vay thương mại từ 50 - 70% giá trị bất động sản (tương đương khoảng 1,4 - 1,5 tỉ đồng) nghĩa là phải trả ngân hàng khoảng 17 triệu/tháng. 13 triệu đồng còn lại dành cho nhu cầu cuộc sống. Ngoài ra, khi nguồn cung nhà ở xã hội dự kiến sẽ được cải thiện vào thời gian tới, người mua cũng cần có đủ điều kiện tài chính nếu đăng ký gói vay ưu đãi 120.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế cho biết: "Với số tiền vay 1 tỷ đồng trải dài suốt 20 năm, mức lãi suất 8,2 %/năm, người vay cần thu nhập 20 triệu đồng/tháng. Trong đó 10 triệu (bao gồm lãi và gốc tiền vay). 10 triệu còn lại duy trì sinh hoạt/tháng. Như vậy đây cũng là mức thu khó khăn với người nghèo."

Khi nền kinh tế Việt Nam và thế giới vẫn khó khăn, cầu tín dụng yếu với lực hấp thụ vốn còn thấp. Do vậy, dù lãi suất huy động tăng nhưng hầu hết chuyên gia đều cho rằng, lãi suất cho vay vẫn được giữ tới hết năm 2024.

Đặc biệt với thị trường nhà/đất, suốt thời gian qua giá đã bị đẩy lên quá cao trong khi giá trị khai thác thấp nên vay Ngân hàng, mua bất động sản đối với nhà đầu tư hiện chưa diễn ra. Như vậy, để kích cầu thị trường và đẩy mạnh việc tiếp cận vốn, ngân hàng vẫn giữ mức cho vay cố định.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, nếu dùng giải pháp vay - mua nhà và thế chấp Ngân hàng bằng chính ngôi nhà đó, thì người mua phải thật cân nhắc khả năng chi trả và nguồn thu hàng tháng của mình.

Bên cạnh đó, cần cẩn trọng với các chiêu trò của bộ phận môi giới và đầu cơ khi “tạo sóng” hay “tạo sốt” ảo với loại hình chung cư và đất nền đang diễn ra. Bởi sau cùng, nếu dùng đòn bẩy tài chính khi chưa biết rõ sản phẩm, ngoài việc gián tiếp làm rối loạn thị trường, người mua đã bị rơi vào “bẫy” đầu cơ và chịu thiệt thòi lớn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.

Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.

Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia tổ chức đấu giá quyền sử dụng 11 thửa đất tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt vào ngày 19/12. Các thửa đất đấu giá có diện tích từ 100 đến 155m²/thửa, giá khởi điểm 1.515.000 đồng/m².

Ngành bất động sản Việt Nam đang hòa cùng làn sóng chuyển đổi xanh trên toàn cầu với số lượng dự án xanh tăng nhanh. Tính đến nay, cả nước có hơn 400 dự án.

Theo thống kê mới nhất, dân số Việt Nam gần chạm ngưỡng 100 triệu người với mức tăng dân số hàng năm khoảng 0,95%. Từ đó kéo theo nhu cầu về nhà ở tăng nhanh.

Thời gian qua, giá bất động sản ghi nhận mức tăng đột biến nghịch lý là lượng hàng tồn kho cũng không ngừng gia tăng. Hàng loạt dự án treo, những khu đô thị ma, các căn biệt thự bỏ hoang cỏ mọc um tùm gây lãng phí đất đai.