Lãi suất tăng, nhà đầu tư bất động sản 'đứng ngồi không yên'

(HanoiTV) - Việc điều chỉnh tăng lãi suất của ngân hàng Nhà nước đã khiến nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản lo lắng thị trường đóng băng.

Theo anh Trần Văn Tuấn, một nhà đầu tư bất động sản lâu năm tại Hà Nội chia sẻ, lâu nay người mua nhà thường dùng đòn bẩy tài chính khá nhiều, vì vậy, nếu lãi suất tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như quyết định mua nhà của nhiều khách hàng.

“Có khách rất ưng căn nhà tôi bán, nhưng họ phải vay ngân hàng tới 70% nên rất ái ngại vì lo lãi suất sẽ tăng cao, vượt khả năng chi trả hàng tháng của mình. Vì vậy, họ chấp nhận thuê nhà thay vì vay tiền mua nhà”, anh Tuấn chia sẻ.

Lãi suất tăng, thị trường bất động sản sẽ chịu tác động.

Còn theo lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản, nếu tăng lãi suất, doanh nghiệp bất động sản sẽ chịu nhiều khó khăn và rủi ro nhất. Vì bản thân doanh nghiệp bất động sản khi hoạt động cũng chủ yếu trên nguồn vốn đi vay ngân hàng, bản thân người mua nhà cũng phải vay tiền, nên ngành này sẽ chịu tác động kép.

Thời gian trước, thị trường nhà đất từng nhiều lần chịu ảnh hưởng tiêu cực trong mỗi chu kỳ lãi suất đi lên với giai đoạn đầu thường có hiện tượng nhiều nhà đầu tư vì không chịu nổi áp lực nên phải bán cắt lỗ nhanh, rồi sau đó thị trường sẽ rơi vào giai đoạn trầm lắng, đóng băng trong suốt thời gian dài.

3 năm gần đây các ngân hàng đã mạnh tay triển khai các chương trình cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi trong 1-2 năm đầu, thu hút nhiều người vay vốn để mua nhà, đầu tư bất động sản. Sau thời gian này, lãi suất thả nổi trong bối cảnh xu hướng lãi suất có thể tăng trở lại sẽ khiến áp lực tài chính tăng lên, khi thu nhập nhiều người trong 2 năm trở lại đây đã bị tác động tiêu cực do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Theo các chuyên gia bất động sản, tăng lãi suất là một trong những công cụ siết dòng tiền vào lĩnh vực bất động sản.

Nếu lãi suất thấp, người dân có xu hướng rút tiền đổ vào lĩnh vực bất động sản để tìm kiếm mức lợi nhuận tốt hơn. Nhưng nếu lãi suất cao, ngược lại, người dân sẽ gửi tiền vào ngân hàng, dòng tiền vào bất động sản hạn chế. Mặt khác, lãi suất cho vay tăng, nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính không có khả năng trả nợ sẽ buộc phải bán cắt lỗ.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch thường trực CLB bất động sản Hà Nội cho rằng, việc tăng lãi suất huy động của các ngân hàng sẽ thu hút được rất nhiều tiền gửi. Tuy nhiên, lãi suất huy động tăng đồng nghĩa lãi suất cho vay cũng sẽ tăng theo, điều này không tốt cho thị trường bất động sản.

“Trước đó, thị trường bất động sản sốt nóng, không ít người vay để lướt sóng bất động sản. Nhưng hiện nay thị trường bất động sản đang chững, giao dịch khó, nhiều người vẫn đang bị kẹt. Do đó, nếu lãi suất ngân hàng tăng cao, việc vay đầu tư bất động sản sẽ khiến nhà đầu tư cân nhắc”, ông Điệp nói.

Theo vị chuyên gia, tại một số thị trường bất động sản tỉnh thời gian qua, sốt nóng chủ yếu là đầu cơ thổi giá và không có nhu cầu thực. Do vậy, ở những thị trường này khả năng bán tháo rất cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lãi suất cho vay mua nhà hiện chỉ ở mức 5 đến 6%/năm trong thời gian ưu đãi. Ngỡ lãi suất thấp là cơ hội cho người mua nhà thực hiện ước mơ an cư, thế nhưng thực tế dư nợ cho vay mua nhà chỉ tăng hơn 1% năm so với năm ngoái, mức thấp nhất 5 năm qua.

Theo báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM, tính tới cuối tháng 4, kinh doanh bất động sản chiếm gần 2% số doanh nghiệp lập mới. Tổng vốn đăng ký lĩnh vực này đạt khoảng 24.000 tỷ đồng, tăng gần 146% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2024 được nhận định vẫn khó khăn đối với ngành bất động sản. Tuy nhiên, việc các bộ luật về đất đai sớm có hiệu lực sẽ giải quyết, tháo gỡ được những vướng mắc về pháp lý của các dự án.

Việc ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ đang là căn cứ để các chuyên gia dự báo nguồn cung bất động sản du lịch nghỉ dưỡng năm 2024 sẽ cải thiện khoảng 20% so với năm 2023.

Khoảng 10 năm trước đây, khái niệm du lịch homestay còn khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng giờ đây đang trở nên quen thuộc, thậm chí bùng nổ du lịch homestay cùng với xu hướng “bỏ phố về rừng”. Đặc biệt, từ khi dịch COVID-19, xu hướng này phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.

Tính đến ngày 27/9, có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công bố huy động vốn thành công thông qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước với tổng giá trị khoảng 27.000 tỷ đồng.