Lãi suất thấp kỷ lục, tiền gửi ngân hàng vẫn lập đỉnh

Theo số liệu mới cập nhật từ Ngân hàng nhà nước, cuối năm 2023, có hơn 13,5 triệu tỷ đồng nhàn rỗi của người dân và doanh nghiệp gửi tại ngân hàng, tăng 14% so với năm 2022.

Đây là số tiền cao nhất từ trước đến nay. Tiền gửi tăng mạnh bất chấp lãi suất huy động đang ở mức thấp kỷ lục.

Có thể thấy, môi trường lãi suất thấp vẫn không khiến dòng tiền dịch chuyển mạnh khỏi hệ thống ngân hàng để chảy qua các kênh đầu tư khác như bất động sản và chứng khoán.

Lãi suất thấp kỷ lục, tiền gửi ngân hàng vẫn lập đỉnh

Ghi nhận tại một số ngân hàng thương mại, hiện hầu hết nhà băng niêm yết  lãi suất tiết kiệm cao nhất về dưới 4,5%/năm cho kỳ hạn dưới 6 tháng và dưới 6%/năm cho kỳ hạn trên dưới 12 tháng. Thế nhưng, nhiều người dân vẫn chọn gửi tiết kiệm là kênh đầu tư trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.

Không chỉ tiền gửi của của cư dân tăng mạnh mà tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng tăng thêm. Tổng tiền gửi năm 2023 vào hệ thông ngân hàng là 1,68 triệu tỷ đồng, mức tăng cao nhất trong hàng chục năm trở lại đây, riêng quý 4 tăng trên 800.000 tỷ đồng. Nếu so với năm 2022, lượng tiền gửi tăng thêm trong năm 2023 cao gần gấp đôi.

Không chỉ tiền gửi của của cư dân tăng mạnh mà tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng tăng thêm.

Chủ động, đổi mới cơ chế điều hành tín dụng để nỗ lực cung ứng vốn ra nền kinh tế là mục tiêu được ngành ngân hàng đặt ra ngày từ những ngày đầu tháng đầu của năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu ngành ngân hàng trong năm 2024 không để bị động, bất ngờ về chính sách tiền tệ; không để ách tắc trong lưu thông tiền tệ; không để người dân, doanh nghiệp thiếu vốn khi cần sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng.

Không để tồn tại nghịch lý ngân hàng thì "thừa tiền", doanh nghiệp, người dân thì khát vốn. Đó là mục tiêu đặt ra. Giao toàn bộ 15% room tín dụng cho các ngân hàng ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước cũng mong muốn các ngân hàng phải "Bơm" tín dụng mạnh mẽ và quyết liệt hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá vàng các thương hiệu trong nước hôm nay vẫn neo ở mức cao, giao dịch quanh mốc 90 triệu đồng/lượng bán ra.

Sau chuỗi ngày tăng “phi mã”, giá vàng các thương hiệu trong nước bất ngờ đảo chiều “lao dốc” với mức giảm cao nhất hơn 2 triệu đồng.

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng các thương hiệu trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh, chạm mốc 92,4 triệu đồng/lượng.

Sau khi tăng mạnh vào sáng qua (9/5), chiều cùng ngày, giá vàng tiếp tục tăng 1,8 triệu đồng/lượng so với hôm trước, vượt 89 triệu đồng.

Hôm nay (9/5), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.265 VND, tăng 16 đồng so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá bán USD sát mức trần quy định và ngấp nghé mức đỉnh đã được thiết lập ngày 23/4.

Tính đến trưa ngày 9/5, giá vàng SJC tiếp tục lập đỉnh mới, đã vượt mốc 88 triệu đồng/ lượng bán ra.