Làm mới nghệ thuật tuồng để thu hút khán giả trẻ

Với mong muốn để thế hệ trẻ có nhiều cơ hội tiếp cận với những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước, vở diễn “Thiếu phụ Nam Xương” của Nhà hát Tuồng Việt Nam đã kể lại câu chuyện gần gũi quen thuộc với nhiều thế hệ.

Vở diễn “Thiếu phụ Nam Xương” được cố NSND Doãn Hoàng Giang viết dựa theo truyện “Người con gái Nam Xương” trong tập truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Từ những năm 1980, vở diễn đã làm mưa làm gió trên nhiều sân khấu cả nước. Và nay, được Nhà hát Tuồng Việt Nam phục dựng, đổi mới trong kịch bản và dàn dựng.

NSƯT Lộc Huyền - Trưởng đoàn Nghệ thuật thể nghiệm, Nhà hát Tuồng Việt Nam, cho biết: “Câu chuyện này ca ngợi về người phụ nữ chung thủy, son sắt và khi mà ra trận cũng rất sẵn sàng mang hết khả năng của mình”.

Nằm trong khuôn khổ của chương trình Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024, vở diễn nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Thông qua buổi diễn, các bạn trẻ không chỉ được đắm chìm trong không gian nghệ thuật đầy màu sắc mà còn hiểu hơn về những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước.

Bạn Nguyễn Linh Trang, sinh viên, chia sẻ: “Mình rất thích cách nghệ thuật tuồng truyền tải nội dung cũng như biểu diễn trên sân khấu. Mình cảm thấy buổi biểu diễn hôm nay rất hoành tráng, truyền tải nội dung hay”.

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nhiều yếu tố khách quan không chỉ ảnh hưởng đến thị hiếu của khán giả mà còn tác động sâu sắc đến sân khấu tuồng. Sự xuất hiện đa dạng của các chương trình giải trí và nghệ thuật hiện đại đã khiến giới trẻ dần xa rời nghệ thuật truyền thống.

Trong những năm qua, Nhà hát Tuồng Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp để đưa nghệ thuật tuồng đến với khán giả trẻ qua việc tổ chức các sự kiện, hội thảo, các dự án, liveshow, chương trình biểu diễn phù hợp, từ đó đưa nghệ thuật tuồng đến gần hơn với khán giả trẻ.

Biểu diễn theo lối cách điệu, ước lệ, cùng các quy định, lề lối chặt chẽ trong cách diễn, phục trang, đạo cụ… tuồng là bộ môn nghệ thuật truyền thống độc đáo song cũng là loại hình rất kén người xem.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đúng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, chiều nay, 23/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây được xem là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ chế mới để bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững, đồng thời khuyến khích sự đồng hành của toàn xã hội trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc.

Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam vừa tái bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, được đánh giá một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ mang tên “Sông Thami trong xanh”.

Đình Tự Nhiên ở huyện Thường Tín được xây dựng từ năm 1702. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng được nhà nước xếp hạng bởi kiến trúc độc đáo gắn liền với truyền thuyết Tiên Dung, Chử Đồng Tử.

Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.

Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.

Tiếp nối thành công của triển lãm "Showcasing Vietnam Art" tại Kuwait, nơi Ngô Đức Hoàng giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam ra bạn bè quốc tế, "Hồn dó" tiếp tục khai thác chất liệu giấy dó truyền thống để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.