Lạm phát của Mỹ trầm trọng hơn do thâm hụt tài chính

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố một báo cáo cho biết thâm hụt tài chính khổng lồ của Mỹ đang làm trầm trọng thêm lạm phát và gây ra rủi ro đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu.

Financial Times gần đây đưa tin rằng báo cáo giám sát tài chính mới nhất của IMF, công bố ngày 17/4, cho thấy thâm hụt tài chính của Mỹ dự kiến sẽ đạt 7,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm tới, trong khi mức trung bình của các nền kinh tế phát triển khác là khoảng 2% GDP.

IMF công bố thâm hụt tài chính khổng lồ của Mỹ đang làm trầm trọng thêm lạm phát và gây ra rủi ro đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu.

Tờ Financial Times dẫn báo cáo của IMF cho rằng, chi tiêu quy mô lớn của Mỹ có thể tác động sâu sắc đến nền kinh tế toàn cầu và gây rủi ro cho các nền kinh tế khác. Vì vậy, Mỹ cần khẩn trương giải quyết tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa chi và thu.

Dữ liệu của IMF cho thấy năm ngoái, thâm hụt tài chính của các nền kinh tế phát triển như khu vực đồng euro đã được kiểm soát, tuy nhiên Mỹ lại sụt giảm tài chính đáng kể, với mức thâm hụt chiếm 8,8% GDP, cao hơn gấp đôi mức của năm 2022.

Mỹ sụt giảm tài chính đáng kể, với mức thâm hụt chiếm 8,8% GDP, cao hơn gấp đôi mức của năm 2022

Do chi phí đi vay của Mỹ gắn chặt với thị trường toàn cầu, IMF lưu ý rằng lãi suất của Mỹ tăng đột ngột và mạnh sẽ dẫn đến lợi suất trái phiếu chính phủ toàn cầu tăng đột biến, cùng với sự biến động của tỷ giá hối đoái ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính đến trưa ngày 9/5, giá vàng SJC tiếp tục lập đỉnh mới, đã vượt mốc 88 triệu đồng/ lượng bán ra.

Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất cả nước.

Tiền điện tháng 4 của nhiều hộ dân ở TP.HCM và Hà Nội tăng 20-50% so với tháng 3 và gấp đôi các tháng trước đó. Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tăng cao được lý giải do nắng nóng. Bài toán tiết kiệm điện tiếp tục được đặt ra với nhiều hộ gia đình.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng hoạt động sản xuất tại châu Á trong năm nay lên 4,5%, cao hơn 0,3% so với dự báo đưa ra sáu tháng trước.

Trung Quốc là một trong những nước mua nhiều vàng nhất, bổ sung vào dự trữ quốc gia liên tục từ năm 2022 đến nay. Trong tháng 4/2024, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) mua vàng bổ sung vào dự trữ đến tháng thứ 18 liên tiếp, dù rằng tốc độ mua đã có phần chững lại trong bối cảnh giá vàng lập nhiều kỷ lục mới.

Chiều 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã công bố kết quả đấu thầu vàng miếng SJC sáng 8/5 với hơn 20% lượng vàng trúng thầu, giá trúng thầu duy nhất là 86,05 triệu đồng/lượng, cao hơn khoảng 800.000 đồng/lượng so với giá các doanh nghiệp vàng mua vào trên thị trường (85,3 triệu đồng/lượng).