Lạm phát tại Argentina giảm xuống một con số
Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina công bố số liệu cho thấy tỷ lệ lạm phát tại quốc gia Nam Mỹ này đã lần đầu tiên giảm xuống mức một con số.
Kể từ khi Tổng thống Javier Milei lên nắm quyền vào cuối năm ngoái, lạm phát ở Argentina đã chậm lại đáng kể, giảm từ 25,5% vào tháng 12 xuống còn 4,2% vào tháng 5. Sự sụt giảm mạnh này được cho là do một loạt các biện pháp cắt giảm chi phí cũng như hạn chế in tiền.
Đối với nhiều người dân sống tại Argentina, họ vẫn đang phải đối phó với nỗi lo do giá tiện ích, giao thông và thực phẩm tăng cao khi mức lương tối thiểu hàng tháng là 260 đô la.
Ông Isidoro Recalde, người dân Argentina: “Tôi sử dụng điện và gas. Hàng ngày tôi thấy giá vẫn tăng. Tình hình rất phức tạp. Nhưng chúng tôi vẫn phải hướng về phía trước. Tôi nghĩ rồi mọi thứ sẽ tốt hơn”.
Sau nhiều tháng kiên trì theo đuổi các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” và nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ Argentina thu được những kết quả tích cực, song cũng phải đánh đổi không ít.
Dù Chính phủ Argentina phần nào kiềm chế được tình trạng tăng giá, giảm thâm hụt ngân sách và hướng tới đạt thặng dư, song nền kinh tế và người dân lại phải chịu những ảnh hưởng nặng nề. Các biện pháp bị cho là “gây sốc”, khiến tỷ lệ nghèo đói gia tăng và nền kinh tế trì trệ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP năm 2024 của Argentina sẽ giảm 3,5%, vẫn nằm trong số những nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới, trong khi suy thoái kinh tế tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng và tỷ lệ đói nghèo đang tiến gần mức 60%. Người dân đang phải chịu áp lực rất lớn, với tình trạng mất việc làm nghiêm trọng trong các lĩnh vực như xây dựng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui tại Điện Kremlin ở Thủ đô Moscow. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai quốc gia đang ngày càng nồng ấm.
Nhà điều hành sân bay Aena của Tây Ban Nha ngày 4/11 cho biết, 50 chuyến bay dự kiến cất cánh từ sân bay El Prat của Barcelona đã bị hủy hoặc chậm trễ nghiêm trọng sau khi một trận mưa lớn trút xuống khu vực này.
Chiều 4/11, theo giờ bờ Đông của Mỹ (tức rạng sáng 5/11 giờ Việt Nam), hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump của đảng Cộng hòa và bà Kamala Harris của đảng Dân chủ đã thực hiện nỗ lực vận động phút chót trước thềm giờ bỏ phiếu tại các bang chiến trường.
Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.
Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.
Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.
0