Làm rõ các giải pháp chính sách hỗ trợ sản xuất
Bao gồm các lĩnh vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn; công thương; văn hóa, thể thao và du lịch. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được kết nối trực tuyến với 62 Đoàn ĐBQH tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai hoạt động “giám sát lại”, thể hiện trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc giám sát đến cùng việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; qua đó đánh giá một cách toàn diện, làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, từ đó có những giải pháp để tháo gỡ kịp thời, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan chịu sự giám sát.
Đồng thời, cũng thể hiện sự đồng hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ trong việc thực hiện, triển khai các yêu cầu đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề ra trong các nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn.
Ngay sau khai mạc, các đại biểu đã đặt nhiều câu hỏi đến bộ trưởng các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15.
Trong đó, về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm rõ các giải pháp chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Đặt câu hỏi chất vấn với Bộ Trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đại biểu Lưu Bá Mạc cho biết, từ năm 2009, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chủ động nghiên cứu, hình thành phương pháp luận về xây dựng hệ thống thống kê du lịch ở Việt Nam theo mô hình Tài khoản vệ tinh du lịch. Những khó khăn và giải pháp đột phá của Bộ trong việc bổ sung, hoàn thiện công tác thống kê du lịch để xác định rõ vị trí của ngành du lịch trong tổng thể nền kinh tế quốc dân và của các địa phương khi đặt ra chương trình hành động của Chính phủ ?
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương, đại biểu Chu Thị Hồng Thái cho biết: Trong Báo cáo của Tổng thư ký Quốc hội có đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, hàng giả vẫn chưa được như mong muốn. Tình trạng hàng giả, hàng lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn bày bán công khai ở nhiều nơi. Thủ đoạn ngày càng tinh vi, có hệ thống và gần đây thực sự chủ yếu xuất hiện nhiều trên không gian mạng. Vậy Bộ sẽ có giải pháp và chế tài xử phạt như thế nào để đủ sức răn đe với các trường hợp vi phạm về xuất xứ hàng hóa?
Theo chương trình, chiều nay 21/8 phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp chất vấn các Bộ trưởng, Trưởng ngành việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023 đối với hai nhóm lĩnh vực bao gồm: Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Công thương; văn hóa, thể thao và du lịch; tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát.
Ngay khi nhận được thông tin xảy ra vụ cháy ngôi nhà cao tầng trên đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), lãnh đạo thành phố Hà Nội đã đến hiện trường kiểm tra, chỉ đạo công tác chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
Khoảng 23 giờ đêm ngày 18/12, một vụ cháy nghiêm trọng đã xảy ra tại một ngôi nhà ở số 258 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm. Tại thời điểm xảy ra vụ hỏa hoạn, có nhiều người ở bên trong ngôi nhà.
Rạng sáng ngày 19/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an thành phố Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án “Giết người”, khởi tố bị can đối với C.V.H (sinh năm 1973, ở xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội) để điều tra, xử lý hành vi đốt quán "Hát cho nhau nghe" làm nhiều người tử vong tại số 260 đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, vào đêm 18/12.
Đêm 18/12 đã xảy ra vụ cháy lớn tại tại số nhà 260 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm có treo biển hiệu cơ sở kinh doanh “Hát cho nhau nghe”.
Vào khoảng 23h00 ngày 18/12, tại số nhà 260 đường Phạm Văn Đồng đã xảy ra một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng. Nơi xảy ra cháy là một ngôi nhà cao 3,5 tầng, treo biển hiệu cơ sở kinh doanh “Hát cho nhau nghe”. Các nhân chứng có mặt tại hiện trường đã cung cấp cho phóng viên Đài Hà Nội một số thông tin về vụ cháy.
Đêm 18/12, tại số nhà 260 đường Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) đã xảy ra một vụ hỏa họa nghiêm trọng. Ngay khi nhận được thông tin lãnh đạo thành phố Hà Nội đã đến hiện trường kiểm tra, chỉ đạo công tác chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
0