Làm rõ nguồn chi thường xuyên cho dự án có tính chất đầu tư

Sáng 7/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia. Đây là Dự án luật được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế.

Một trong những nội dung được đại biểu quan tâm là quy định nội dung chi ngân sách nhà nước thực hiện một số nhiệm vụ từ cả nguồn chi đầu tư và thường xuyên khi sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước. Theo đó, Dự thảo không quy định rõ về điều kiện cũng như mức độ giới hạn về mức vốn được sử dụng kinh phí chi thường xuyên cho nhiệm vụ, dự án mang tính chất đầu tư.

Đại biểu Trần Khánh Thu - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình nêu ý kiến rằng: "Trong Dự thảo Luật cũng chưa quy định rõ về điều kiện được sử dụng kinh phí chi thường xuyên cho nhiệm vụ mang tính chất đầu tư và có giới hạn về tổng mức vốn tối đa cho nhiệm vụ chi hay không và các trường hợp sử dụng vốn chi thường xuyên có thể dẫn đến sự chồng chéo trong bố trí nguồn lực. Do vậy, chúng tôi đề nghị là cần quy định rõ quy mô, giới hạn, mức vốn tối đa được sử dụng nguồn chi thường xuyên để đảm bảo không tác động lớn đến cơ cấu ngân sách".

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, trong thực tiễn, có thể phát sinh những khoản chi thường xuyên và chi đầu tư khác ngoài dự toán ban đầu. Tuy nhiên tất cả những khoản chi ngân sách nhà nước đều phải có trong hạng mục chi. Đề nghị không để tình trạng "tiền trảm hậu tấu" - Chính phủ, UBND tỉnh chi trước, sau đó mới báo cáo Quốc hội, HĐND tỉnh thông qua. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo đưa ra các nguyên tắc xác định các khoản chi thường xuyên và đầu tư này.

Đề nghị đưa ra nguyên tắc thực hiện thực hiện đối với các khoản chi chưa phân bổ chi tiết, các đại biểu cho rằng, để bảo đảm tính khả thi, đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện tại, cần xem xét sửa đổi Điều 10 của Luật Ngân sách Nhà nước về dự phòng ngân sách nhà nước. Theo đó xem xét điều chỉnh tăng trần mức bố trí dự phòng ngân sách nhà nước mỗi cấp và bổ sung các nhiệm vụ chi được sử dụng từ nguồn dự phòng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.

Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.

Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.