Làm rõ tư cách chủ sở hữu vốn Nhà nước trong doanh nghiệp
Đa số các ý kiến đồng tình quan điểm xây dựng luật nhằm xác định rõ Nhà nước là chủ sở hữu đầu tư vốn, quản lý theo phần vốn góp tại doanh nghiệp. Nhà nước không can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ quan tâm tới hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh. Theo một số đại biểu, việc chuyển hướng từ quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu là nhiệm vụ lớn, nhưng dự thảo chưa có quy định cụ thể để thể hiện nội dung này.
Đại biểu Phạm Đức Ấn - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội nêu quan điểm sửa đổi luật cần quan tâm đến các quy định về kiểm tra, giám sát, phòng ngừa. Sửa đổi luật cũng cần tính đến cơ chế đánh giá tổng thể mục tiêu đạt được của doanh nghiệp Nhà nước, không đi sâu vào các hành vi cụ thể của doanh nghiệp Nhà nước; cần có các quy định đủ thông thoáng, đủ tin tưởng vào đội ngũ doanh nhân vì sự phát triển chung của đất nước.
Đại biểu khẳng định, việc chuyển từ quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu là sự thay đổi rất lớn, đúng định hướng, bởi nếu chỉ vì mục tiêu lợi nhuận và quản lý quá chặt chẽ, doanh nghiệp sẽ khó nắm bắt cơ hội. Vì nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp tư nhân không sẵn sàng đầu tư, nên doanh nghiệp Nhà nước phải vào cuộc đầu tư.
Đại biểu cho rằng, dự thảo luật vẫn thiếu vắng các quy định thể hiện doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò tiên phong, đi trước mở đường, như công nghệ số, công nghiệp phụ trợ hay thay thế hàng nhập khẩu.
Nếu chỉ quản lý theo hướng giao mục tiêu lợi nhuận, sẽ không đạt được mục tiêu thay đổi mang tính gia tăng cho Nhà nước, nên chỉ đi theo lợi nhuận đơn thuần. Do đó, đại biểu đề xuất có thể tách các loại hình doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vốn để tăng lợi nhuận đơn thuần và loại hình doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chính sách Nhà nước để đạt được các mục tiêu chiến lược cụ thể.
Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho biết, trong luật hiện hành có sự lẫn lộn giữa quyền quản lý Nhà nước, đại diện chủ sở hữu và đại diện doanh nghiệp, nên khó quy trách nhiệm trong việc để xảy ra thất thoát. Vì vậy, đại biểu bày tỏ đồng tình với phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật (luật hiện hành chỉ quản lý đối với doanh nghiệp có 50% vốn Nhà nước trở lên). Do đó, việc mở rộng quản lý đối với doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 50% là phù hợp, tuy vậy, cần có nguyên tắc quản lý đối với loại hình này.
Theo các đại biểu, việc không phân biệt rõ quản lý vốn Nhà nước và vốn tại doanh nghiệp Nhà nước với quy định phải bảo toàn vốn Nhà nước đã khiến nhiều cán bộ vướng vòng lao lý do đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bị thua lỗ. Đầu tư kinh doanh thì không thể chắc chắn luôn có lãi, bởi vậy, cần có quy định để khi xem xét trách nhiệm phải tổng hòa hiệu quả chứ không nên tách riêng dự án thua lỗ để truy trách nhiệm.
Doanh nghiệp Nhà nước (trừ các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước) cần sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân để gọn gàng hơn, nhạy bén hơn, hiệu quả hơn và tăng sức cạnh tranh. Luật Quản lý vốn Nhà nước cần tạo ra động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp Nhà nước theo hướng thu hút đầu tư tư nhân, tránh “trói tay, trói chân” doanh nghiệp bởi các quy định quản lý không phù hợp.
Từ ngày 24/12/2024 đến 18/1/2025, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phân luồng giao thông trên đường 70, đoạn thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm, phục vụ thi công tuyến ống truyền dẫn nước sạch.
Tối 24/12, rất đông người dân đã đổ về các nhà thờ ở trung tâm thành phố Hà Nội để làm lễ, thưởng thức văn nghệ và đón Giáng sinh.
Theo Thông tư 47/2024 của Bộ GTVT có hiệu lực từ ngày 1 /1/ 2025, các cơ sở đăng kiểm sẽ không tiếp tục cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm 15 ngày cho xe ô tô như hiện nay.
Chiều qua 24/12 (theo giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025, có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.
Những ngày cuối năm, hoạt động mua bán tại các chợ đầu mối lớn của Hà Nội bắt đầu sôi động hơn, với hàng trăm tấn nông sản, thực phẩm, thủy hải sản… từ các tỉnh lân cận được trung chuyển qua mỗi ngày để cung cấp cho thị trường Thủ đô.
Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025, có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.
0