Lần đầu Nga bắn tên lửa liên lục địa vào Ukraine
Vụ tấn công mà Ukraine cáo buộc diễn ra sau khi Ukraine bắn tên lửa của Mỹ và Anh vào các mục tiêu bên trong nước Nga, bất chấp cảnh báo của Moscow rằng họ sẽ coi hành động như vậy là một sự leo thang lớn trong cuộc chiến kéo dài 33 tháng.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) là vũ khí chiến lược được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân và là một phần quan trọng trong khả năng răn đe hạt nhân của Nga. Ukraine không nêu rõ tên lửa mang theo loại đầu đạn nào hoặc loại tên lửa là gì. Không có thông tin nào cho thấy tên lửa được trang bị vũ khí hạt nhân.
Không quân Ukraine cũng không nói rõ tên lửa xuyên lục địa ICBM đã nhắm vào mục tiêu nào hoặc có gây ra thiệt hại nào không, nhưng theo thống đốc khu vực Serhiy Lysak, cuộc tấn công bằng tên lửa đã gây thiệt hại cho một doanh nghiệp công nghiệp và gây ra hỏa hoạn ở Dnipro. Hai người đã bị thương.
Không quân Ukraine cũng cho biết Nga cũng đã bắn một tên lửa siêu thanh Kinzhal và bảy tên lửa hành trình Kh-101, trong đó sáu tên lửa đã bị bắn hạ. Một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đã được phóng từ khu vực Astrakhan của Liên bang Nga.
Defense Express, một công ty tư vấn quốc phòng của Ukraine, đặt câu hỏi liệu Mỹ, đồng minh quốc tế chính của Kiev, có được thông báo trước về vụ phóng tên lửa hay không. Vì việc thông báo về các vụ phóng như vậy là điều kiện tiên quyết để ngăn chặn việc kích hoạt hệ thống cảnh báo tên lửa và việc phóng tên lửa để đáp trả.
Trước đó, trang web Eurotoday đưa tin xuất hiện các báo cáo liên quan đến khả năng Nga phóng tên lửa đạn đạo RS-26 Rubezh của Nga vào Ukraine, làm dấy lên mối lo ngại đáng kể về việc leo thang các hoạt động thù địch. Tên lửa thử nghiệm này, có tầm bắn từ 2.000 đến 6.000 km, vẫn chưa được triển khai trong chiến đấu. Theo nhiều nguồn tin, bao gồm cả nghị sĩ Ukraine Boryslav Bereza và phóng viên chiến trường Andriy Plynko, các công tác chuẩn bị cho vụ phóng có thể được tiến hành tại bãi thử Kapustin Yar ở vùng Astrakhan của Nga.
Tên lửa RS-26, ban đầu được phát triển vào đầu những năm 2010, được thiết kế để hoạt động như một tên lửa đạn đạo tầm trung đến tầm xa có khả năng vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến. Theo báo cáo chính thức, chương trình này đã bị gác lại để chuyển sang các dự án khác như phương tiện lướt siêu thanh Avangard. Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cho thấy Nga có thể đã bí mật nâng cao năng lực phát triển và triển khai của mình. Nếu các tuyên bố là đúng, RS-26 có thể trở thành một yếu tố mới trong chiến lược của Moscow nhằm gây áp lực tâm lý lên Ukraine và các đồng minh phương Tây của nước này.
RS-26 Rubezh là gì?
RS-26 Rubezh là tên lửa đạn đạo có thông số kỹ thuật giữa tầm trung và tầm liên lục địa. Nó được thiết kế để mang đầu đạn nặng tới 1.200 kg, tải trọng tương đương với ba tên lửa Iskander cộng lại. Tên lửa đạt tốc độ Mach 5 trở lên, khiến nó cực kỳ khó bị đánh chặn bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có như Patriot hoặc NASAMS.
Được biết, đơn vị phát triển RS-26 Rubezh là Viện Công nghệ Nhiệt Moscow, đơn vị phát triển tất cả các tên lửa Liên Xô/Nga thuộc loại này (như tên lửa Temp-2S, Pioneer, Topol và Yars), còn đơn vị sản xuất là Nhà máy chế tạo máy Votkinsk, đơn vị này ngoài ra còn sản xuất tên lửa đạn đạo cho hệ thống Iskander. Vì vậy, cần phải nói rằng người Nga thực sự có đủ khả năng để nhanh chóng triển khai sản xuất tên lửa đạn đạo tầm trung RS-26 Rubezh dựa trên các dây chuyền công nghệ, chuỗi cung ứng hiện có cũng như các giải pháp có sẵn.
Việc phát triển RS-26 có thể vi phạm Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trong đó cấm các tên lửa có tầm bắn từ 500 đến 5.000 km, nhưng hiệp ước này hiện đã không còn hiệu lực. Việc hiệp ước sụp đổ vào năm 2019 đã xóa bỏ các hạn chế đối với việc triển khai các loại vũ khí như vậy. Mặc dù RS-26 được coi là thử nghiệm, nhưng nếu nó được sử dụng ở Ukraine thì đây là lần đầu tiên nó được đưa vào các kịch bản tác chiến.
RS-26 được thiết kế có khả năng nhắm vào các lực lượng NATO ở Tây Âu. Đặc biệt, theo một bài viết của Jeffrey Lewis có tựa đề "Vấn đề với tên lửa của Nga" trên Foreign Policy, mục đích của những vũ khí này là ngăn chặn các lực lượng phương Tây hỗ trợ các thành viên phía đông mới được kết nạp của NATO nằm gần biên giới Nga.
Việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo hạng nặng để tấn công các mục tiêu quân sự ở Ukraine là một yếu tố thường xuyên trong chiến lược quân sự của nước này. Tuy nhiên, việc triển khai RS-26, nếu đúng, sẽ báo hiệu một sự thay đổi. Một số nhà phân tích suy đoán rằng việc này chỉ để đe dọa Ukraine và những người ủng hộ ở phương Tây.
Các đại sứ quán phương Tây tại Kiev, bao gồm đại sứ quán Mỹ, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Italy, đã thông báo đóng cửa tạm thời vào ngày 20 tháng 11, với lý do lo ngại về an ninh. Biện pháp phòng ngừa này cho thấy các cơ quan tình báo phương Tây có thể biết được khả năng leo thang và coi mối đe dọa này là nghiêm trọng.
Nếu đúng Nga sử dụng của RS-26, thì đây có thể là phản ứng của Nga đối với những diễn biến gần đây trong cuộc xung đột, bao gồm cả việc Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã sửa đổi học thuyết hạt nhân của Nga, cho rằng các cuộc tấn công thông thường vào lãnh thổ Nga được các cường quốc hạt nhân hỗ trợ có thể dẫn đến phản ứng hạt nhân từ phía Nga. Mặc dù điều này có thể nhằm mục đích ngăn chặn sự hỗ trợ thêm của phương Tây đối với Ukraine, nhưng nó cũng nhấn mạnh bản chất mong manh và bất ổn của cuộc xung đột hiện tại.
Nếu được triển khai, RS-26 có thể thử thách các hệ thống phòng không của Ukraine đến mức giới hạn. Mặc dù các hệ thống như Patriot đã chứng minh được hiệu quả trong việc chống lại tên lửa tiên tiến, nhưng chúng không được thiết kế để chống lại các mối đe dọa loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Tốc độ cao và quỹ đạo không thể đoán trước của RS-26 sẽ đặt ra một thách thức đáng kể.
Đối với các đồng minh phương Tây của Ukraine, việc triển khai RS-26 có thể sẽ thúc đẩy việc đánh giá lại các chiến lược quân sự và ngoại giao của họ. Việc sử dụng tên lửa này sẽ nhấn mạnh nhu cầu về các hệ thống phòng không tiên tiến hơn nữa và có thể là sự tham gia lớn hơn vào cơ sở hạ tầng quốc phòng của Ukraine. Ukraine có thể sẽ kêu gọi các đồng minh NATO cung cấp thêm hỗ trợ quân sự trực tiếp.
Động thái của Tòa án Hình sự quốc tế ICC khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có nguy cơ bị giam giữ nếu ông đi đến một số quốc gia khác.
Lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine. Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa có tầm bắn xa và mạnh như vậy trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Một chàng trai người Ai Cập đã trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, thu hút hơn 750.000 người theo dõi trên Instagram khi anh thực hiện hành trình đường bộ dài hơn chu vi trái đất từ Ai Cập tới Nhật Bản trong vòng 274 ngày.
Mỹ đã công bố gói viện trợ an ninh mới trị giá 275 triệu USD cho Ukraine, trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đã vượt qua mốc 1.000 ngày và được dự báo sẽ còn kéo dài.
Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.
Nvidia vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 ấn tượng và kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhu cầu chip AI vẫn còn rất cao.
0