Lần đầu Nghị quyết về trí tuệ nhân tạo được thông qua

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 23/3 đã chính thức thông qua nghị quyết về trí tuệ nhân tạo toàn cầu lần đầu tiên, nhằm kêu gọi các quốc gia trên thế giới sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách hợp lý, cẩn trọng để bảo vệ các quyền tự do của con người, cũng như bảo vệ dữ liệu cá nhân và giám sát rủi ro do AI.

Nghị quyết không mang tính ràng buộc, do Mỹ đề xuất, đã được 122 quốc gia khác đồng thuận. Trước đó, các nước đã mất ba tháng để đàm phán cũng như vận động ủng hộ việc tăng cường các chính sách về quyền riêng tư. Nghị quyết cho rằng "việc thiết kế, phát triển, triển khai và sử dụng hệ thống AI không đúng hoặc có ác ý, gây ra những rủi ro có thể ảnh hưởng đến quá trình bảo vệ, thúc đẩy, hưởng thụ các quyền con người và các quyền tự do cơ bản". Do đó, nghị quyết kêu gọi tất cả quốc gia thành viên và các bên liên quan "kiềm chế hoặc ngừng sử dụng các hệ thống AI không tuân theo luật nhân quyền quốc tế hoặc gây ra rủi ro không đáng có cho việc thụ hưởng nhân quyền".

Các nước đã mất ba tháng để đàm phán cũng như vận động ủng hộ việc tăng cường các chính sách về quyền riêng tư

Bà Linda Thomas-Greenfield, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, cho biết: "Công nghệ này có thể mang đến cho con người sự tiện lợi, nhưng cùng với đó là nhiều vấn đề hơn. Do đó, để đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng những lợi ích này và giảm rủi ro cho cộng đồng trên toàn cầu, chúng ta phải tiếp cận công nghệ này với tư cách là một cộng đồng toàn cầu, không để ai bị bỏ lại phía sau".

Nghị quyết cũng kêu gọi tất cả quốc gia, khu vực tư nhân, các tổ chức nghiên cứu và giới truyền thông phát triển và hỗ trợ các phương pháp tiếp cận AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy.

Tháng 11 năm ngoái, Mỹ, Anh cùng hơn 10 quốc gia khác đã công bố thỏa thuận quốc tế chi tiết đầu tiên về cách giữ trí tuệ nhân tạo an toàn trước những kẻ lừa đảo, nhằm thúc đẩy các công ty tạo ra các hệ thống AI mang tính "an toàn theo thiết kế".

Đây là sáng kiến mới nhất trong một loạt sáng kiến nhằm định hướng sự phát triển của AI, trong bối cảnh sự lo ngại đang gia tăng khi công nghệ này có thể được sử dụng để phá vỡ các chính sách an ninh mạng và quyền riêng tư, cũng như gây mất việc làm nghiêm trọng, cùng nhiều tác hại khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ông Barry Romo, một cựu sĩ quan Lục quân Mỹ và là điều phối viên quốc gia của Tổ chức Cựu binh Phản đối chiến tranh Việt Nam, vừa qua đời tại thành phố Chicago, Mỹ, ở tuổi 77.

Thẩm phán Liên bang Aileen Cannon ở bang Florida quyết định hoãn phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc cất giữ trái phép tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng mà ban đầu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 20/5, song không đưa ra bất kỳ thời hạn nào.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra lời kêu gọi chống lại chủ nghĩa bài Do Thái đang gia tăng nhanh chóng tại nước này.

Hãng Reuters đưa tin lễ nhậm chức của Vladimir Putin đã gây tranh cãi ở phương Tây. Theo nguồn tin của Reuters, bất chấp sự phản đối của Ukraine, nhiều quốc gia vẫn cử đại diện đến tham dự lễ nhậm chức của ông Putin.

Ngày 7/5 (theo giờ địa phương), các phái đoàn của Israel, phong trào Hồi giáo Hamas, Qatar và Mỹ đã đến Cairo (Ai Cập) để nối lại đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza.

Nhiều sân bay quốc tế lớn của Anh, gồm: Heathrow, Gatwick, Stansted, Edinburgh, Birmingham và Manchester, đều gặp sự cố đối với các cổng điện tử kiểm soát hộ chiếu, khiến hàng dài hành khách phải xếp hàng chờ nhập cảnh.