Lần đầu thực hiện lấy tạng tại bệnh viện tuyến tỉnh

Gần 120 y bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên vừa tiến hành lấy đa tạng từ một người cho chết não ngay tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển, Uông Bí (Quảng Ninh) để chuyển tới nhiều trung tâm ghép tạng trên cả nước, kịp thời cứu sống nhiều người.

Thông tin vừa được chia sẻ tại buổi thông tin báo chí chủ đề Điều phối đa tạng của bệnh nhân chết não từ bệnh viện tuyến tỉnh vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Người hiến tạng là một công dân tỉnh Quảng Ninh, bị chấn thương sọ não rất nặng sau tai nạn giao thông. Ngay sau khi có kết luận chẩn đoán chết não cuối cùng, rạng sáng 2/4, tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, gần 120 y, bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, trong đó có 60 y, bác sỹ thuộc các trung tâm ghép tạng của Việt Nam đã tiến hành lấy đa tạng từ người cho chết não. Đây là lần đầu tiên việc lấy tạng được thực hiện tại một bệnh viện tuyến tỉnh, từ đó chuyển tới nhiều trung tâm ghép tạng trong cả nước, xa nhất là tới Bệnh viện Trung ương Huế.

Lần đầu tiên ca phẫu thuật lấy đa tạng người hiến được thực hiện tại bệnh viện tuyến tỉnh của Quảng Ninh.

Các tạng được hiến gồm: tim, gan (chia tách gan phải - gan trái), 2 quả thận, 2 giác mạc. TS.BS Trần Anh Cường, Giám đốc Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, cho biết sẽ xây dựng 7 mũi nhọn trong khám và điều trị, trong đó có ghép tạng. Hiện nay, Bệnh viện đã cử 40 y, bác sỹ thuộc nhiều lĩnh vực đi học tập, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật. Kỳ vọng trong tương lai gần, Bệnh viện sẽ triển khai ghép tạng ngay tại Quảng Ninh. TS.BS Trần Anh Cường mong muốn sẽ có thêm nguồn tạng hiến từ người cho chết não được lấy từ bệnh viện tuyến tỉnh để cứu sống được nhiều người bệnh.

GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế.

Đánh giá về sự kiện này, PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, nhận định khó khăn lớn nhất từ việc lấy tạng từ người cho chết não tại bệnh viện tuyến tỉnh không phải vấn để chẩn đoán và hồi sức chết não mà là tư vấn để gia đình người chết não đồng ý hiến tạng.

GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế, cũng nhận định, khó khăn lớn nhất hiện nay là nước ta còn quá thiếu nguồn tạng hiến từ người cho chết não. Phải hành động tích cực hơn nữa để trong thời gian tới khắc phục được khó khăn này, bởi nguồn tạng hiến từ  người chết não còn rất nhiều.

PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia.

Việt Nam lần đầu tiên thực hiện ca ghép tạng thành công vào năm 1992. Các thầy thuốc nước ta đã ghép được đầy đủ các tạng mà thế giới ghép được. Năm 2022 và 2023, mỗi năm Việt Nam đều ghép được trên 1.000 ca, là quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á đạt mốc 1.000 ca ghép tạng mỗi năm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong các quốc gia có tỉ lệ  người hiến chết não thấp nhất thế giới. Nếu như trên thế giới có khoảng 90% ca ghép tạng từ người hiến chết não, thì tại Việt Nam, con số này dù đã tăng nhưng cũng mới chỉ 6%./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, một số bệnh như sởi, ho gà... được ghi nhận gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới, Bộ Y tế có Công văn số 2197 yêu cầu chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Một bé trai 3 tuổi nhập viện trong tình trạng rối loạn ý thức, co giật, các bác sĩ kết luận trẻ bị ngộ độc chì do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Hiện tình trạng cháu bé nguy kịch, tiên lượng xấu.

Sáng ngày 25/4, Bệnh viện Bạch Mai chính thức khai trương đơn vị đào tạo giả lập ECMO nhằm hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Đây cũng là bước tiến mới trong đào tạo mô phỏng của Bệnh viện Bạch Mai, xứng đáng là địa chỉ tin cậy hàng đầu trong đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn.

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận điều trị một bé gái 2 tháng tuổi, trú tại Thanh Sơn, Phú Thọ, bị ho gà với diễn biến nặng.

Bộ Y tế vừa có Công văn gửi các bệnh viện về việc chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng - an toàn người bệnh, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

Liên tục từ đầu năm đến nay, nhiều cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh sốt rét đều có tiền sử trở về từ các quốc gia châu Phi. Điều này cho thấy nguy cơ sốt rét quay trở lại Việt Nam vẫn hiện hữu.