Lần đầu tiên Hội nghị WAAM được tổ chức tại Việt Nam
Phát biểu khai mạc Hội nghị vào sáng nay (13/4), GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y Tế cho biết, hội nghị khoa học có ý nghĩa thực tiễn đối với ngành Y tế Việt Nam, với sự tham gia của các đơn vị tổ chức y tế trong và ngoài nước. Đây là cơ hội để các y bác sĩ, các chuyên gia về Gây mê hồi sức của Việt Nam được trao đổi chuyên môn cùng các chuyên gia đầu ngành trên thế giới về quản lý đường thở. Từ đó nâng cao kiến thức và tay nghề để nâng cao, tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Hội nghị chỉ rõ vai trò của chiến lược trong các ca bệnh có đường thở khó, cách ứng dụng chiến lược trong từng trường hợp bệnh lý giúp hạn chế tối đa biến chứng trong gây mê. Tuy nhiên cũng chỉ ra những khó khăn còn tồn tại chủ yếu do sự thiếu đồng bộ và thiếu cơ hội ứng dụng thực tiễn trong quy trình gây mê ở nhiều bệnh viện. Để có thể áp dụng quy trình này đòi hỏi sự hiểu biết của từng cá nhân trong ekip gây mê về quản lý, cũng như sự đồng lòng, đồng nhất trong quy trình xử lý.
Giáo sư Anil Patel - Đại diện WAAM cho biết, có hai loại đường thở khó: đường thở khó định trước và đường thở khó không định trước.“Đường thở khó định trước” được xác định trong quá trình khám mê, đánh giá tiếp cận đường thở, dựa trên các dấu hiệu tiên lượng. Trong khi đó “đường thở khó không định trước” là những bệnh nhân nằm ngoài những yếu tố tiên lượng và chỉ được xác định trong quá trình gây mê. Việc phổ biến các kiến thức phân loại, phối hợp cả ekip theo kế hoạch và xử trí với từng bệnh nhân có định trước hoặc không định trước chính là chìa khóa then chốt đảm bảo an toàn thông khí cho mọi ca bệnh.
Hội nghị quản lý đường thở kéo dài trong hai ngày với 6 phiên làm việc, thu hút gần 600 y bác sĩ tham dự trực tiếp và 1000 bác sĩ tham dự trực tuyến. Tại Hội nghị, các khách mời đã được nghe một số tham luận tính thực tiễn cao như: quản lý đường thở của u thanh quản; đánh giá trước phẫu thuật đường thở khó; hiệu quản dự trữ oxy; rút ống nội khí quản khó; đường thở khó ở trẻ em.
Trong bối cảnh ngành y tế còn nhiều khó khăn như thiếu nhân lực, chưa đồng bộ ở các tuyến điều trị, việc ứng dụng công nghệ cao giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, giúp nhiều người bệnh có cơ hội được khám chữa bệnh ở giai đoạn sớm.
Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.
100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
0