Lần đầu tiên Việt Nam bán thành công tín chỉ carbon rừng

Năm 2023 đánh dấu một cột mốc rất quan trọng, lần đầu tiên trong lĩnh vực lâm nghiệp, Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng thông qua Ngân hàng Thế giới.

Với đơn giá 5 USD/tấn carbon hấp thụ, tổng giá trị của hợp đồng lên tới 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỉ đồng). Nguồn lực tài chính này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Rõ ràng tín chỉ carbon đã trở thành giá trị mới từ rừng. Hiện rất nhiều địa phương có độ che phủ rừng cao đã sẵn sàng và kỳ vọng có thể sớm thương mại hóa tín chỉ carbon rừng.

Năm 2023, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã nhận được 41,2 triệu USD (tương đương 997 tỷ đồng) từ quỹ carbon. Số tiền phân bổ cho các địa phương như sau:

Thanh Hóa: > 162,5 tỷ đồng

Nghệ An: ~282,5 tỷ đồng

Hà Tĩnh: ~122,8 tỷ đồng

Quảng Bình: ~ 235,6 tỷ đồng

Quảng Trị: >51 tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: ~ 107,4 tỷ đồng

Bên cạnh nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng thì đây là khoản thu nhập cao, bền vững đối với nhiều hộ dân, nhất là đồng bào dân tộc sống gần rừng.

Tín chỉ carbon rừng được tạo ra từ các hoạt động dự án giảm phát thải nhà kính, như giảm mất rừng và suy thoái rừng; tăng cường bể hấp thụ từ hoạt động trồng rừng, trồng lại rừng, tái tạo thảm thực vật và hoạt động tăng cường quản lý rừng. Chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2, ra tín chỉ carbon và có thể bán tín chỉ này tại thị trường carbon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính. Những khoản tiền đầu tiên từ bán tín chỉ carbon rừng có ý nghĩa to lớn, không chỉ về kinh tế mà còn môi trường, xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, vừa được nhận giải thưởng Ramon Magsaysay (được xem là giải thưởng Nobel châu Á).

Sau nhiều lần “đánh lừa” người dân Thủ đô thì sáng sớm 18/11, gió mùa Đông Bắc đã chính thức tràn về. Lúc này khi ra ngoài trời, chúng ta có thể cảm nhận được cảm giác se lạnh, có gió nhẹ, sương dày đặc.

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. Hà Nội (MRB) cho biết, theo quy hoạch, Hà Nội sẽ có tuyến đường sắt đô thị số 2 với lộ trình: Khu đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo - Thượng Đình - Vành đai 2,5 - Bưởi - Nội Bài - Sóc Sơn.

Tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất tăng mức xử phạt lỗi người điều khiển xe máy vượt đèn đỏ từ 800.000 - 1 triệu đồng lên tới 4 - 6 triệu đồng.

Theo cơ quan chức năng, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, dự kiến cần tới một lượng lớn nhân sự phục vụ công tác xây dựng vận hành và khai thác, quản lý. Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của dự án trọng điểm quốc gia này.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ ngày 17/11, vị trí tâm siêu bão Man-yi ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 122,0 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển phía Đông Nam đảo Luzon (Philippines).