Lan rộng thú chơi hoa thủy tiên ngày Tết
Thăng trầm thú chơi hoa thủy tiên
Trong không gian rực rỡ của mùa Xuân, phố phường trở nên náo nhiệt với xe cộ và chợ hoa Tết mở sớm, trưng bày những đóa đào tươi sáng, hoa cúc óng ả, chậu quất rực rỡ, cùng mùi thơm dễ chịu từ những đợt gió nhẹ, những làn sương mờ ảo hay nhưng cơn mưa xuân lất phấ. Tất cả tạo nên một khung đầy cảm xúc về Hà Nội, chỉ có vào dịp Tết mới thấy được.
Vào thời điểm này có lẽ đến những chợ cây, hoa tết như chợ Hàng Lược, chợ Hoàng Hoa Thám, chợ lạc Long Quân, hay Hà Đông chúng ta sẽ cảm nhận được rõ nhất không khi này. Nói về Hoa Tết của người Hà Nội, ngoài đào, quất, dơn, thược dược, violet... thì không thể thiếu thuỷ tiên..
Không ai biết thú chơi hoa thủy tiên dịp tết của người Hà Nội có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn đây không đơn thuần là một thú chơi giải trí, mà còn thể hiện nét tính cách thanh lịch, tinh tế của người Hà Nội trong việc sắp xếp bàn thờ tổ tiên, trang trí không gian gia đình trong những ngày Tết.
Những năm gần đây, hình ảnh các bát hoa thủy tiên xuất hiện cùng không khí tết ở nhiều nơi. Ít ai biết rằng, thú chơi này cũng đã từng trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử của Thủ đô.
Không biết lối chơi hoa thuỷ tiên vào mỗi dịp Tết của người Tràng An xuất hiện từ bao giờ nhưng từ năm 1920, tại Hà Nội, truyền thống tổ chức cuộc thi hoa thủy tiên tại đền Bạch Mã - Hàng Buồm vào mỗi dịp Tết đã trở thành một sự kiện nổi bật. Những bình hoa nào giành chiến thắng, còn được đưa lên kiệu trước quanh đường phố để người Hà Nội được chiêm ngưỡng. Điều này cho thấy được vị trí quan trọng của thú chơi này trong đời sống văn hóa và tinh thần của người Hà Nội xưa.
Nhưng rồi những năm 1962, thú chơi hoa thủy tiên của người Hà Nội mất đi. Có người tài liệu cho rằng là do ảnh hưởng của chiến tranh. Dù vậy, trong ký ức của cụ Nguyễn Phú Cường, người được những người chơi hoa thủy tiên ở Hà Nội yêu mến gọi là "tổ nghề thời hiện đại", hình ảnh hoa thủy tiên ngày xưa chưa bao giờ phai nhạt.
Từ nhân duyên ấy, cụ Cường đã tự mày mò tìm lại cách gọt củ thủy tiên ngày xưa của các cụ. Sau 7 năm gặp không ít khó khăn, cụ có nhân duyên được gặp một cụ ông trước mình hai hế hệ là Việt kiều Mỹ. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu cho việc quay lại và lan tỏa thú chơi hoa thủy tiên ở Hà Nội sau nhiều năm vắng bóng.
Với nhiều người cao tuổi ở Hà Nội, tìm lại và khám phá được thú chơi xưa của tiền nhân là một niềm hạnh phúc lớn. Và để duy trì, phát triển được nét văn hóa thanh lịch của ngày tết của người Tràng An xưa, dù đã ở tuổi xưa nay hiếm.
Người ta thường nói, người già tìm đến thú chơi hoa thủy tiên để tìm lại ký ức, còn người trẻ thì khám phá bí ẩn. Có lẽ vì thế mà thú chơi này đang dần phục hưng giữa thời hiện đại, những tinh túy, hồn cốt, lịch lãm, tao nhã trong thú chơi hoa thủy tiên vốn là văn hóa đặc sắc, góp phần làm nên chất thanh lịch rất riêng của người Tràng An cũng nhờ thế được lưu giữ, tiếp nối.
Lan rộng thú chơi hoa thủy tiên ngày Tết
Hà Nội từ bao đời nay đã hội tụ những tinh hoa, hồn cốt của Thăng Long ngàn năm văn hiến. Trong đó, chơi hoa thủy tiên mỗi dịp Tết đến xuân về đã trở thành nét văn hóa đặc sắc trong lối sống thanh lịch của người Hà thành. Khoảng những năm 1920, Hà Nội từng tổ chức thi hoa thủy tiên ở đền Bạch Mã - Hàng Buồm mỗi dịp Tết. Cụm hoa nào đoạt giải, được cả sắc hương lẫn dáng thế sẽ được đưa lên kiệu rước trên phố Hà Nội cho bàn dân chiêm ngưỡng, tôn vinh. Nhưng sau đó có một thời gian dài thú chơi này mất đi. Đến những năm 1996 mới bắt đầu thấy quay trở lại.
Hình ảnh các ông các bà đã ở tuổi xưa nay hiếm vẫn miệt mài ngồi gọt và kể chuyện về hoa thủy tiên khiến nhiều người rất xúc động và thêm yêu loài hoa này. Đặc biệt là câu chuyện của cụ ông Nguyễn Phú Cường.
Không chỉ ở Hà Nội đâu là ở các tỉnh thành khác, những người chơi hoa thủy tiên đều biết và rất mến phục cụ. Chính tình yêu hoa thủy tiên, yêu văn hóa Tràng An của cụ và những thế hệ đi trước là suối nguồn để nét văn hóa thanh tao này của Hà Nội được phục hưng và lan tỏa,
Có một căn nhà nhỏ nằm ở trong ngõ 90 trên phố Kim Mã Thượng được gọi là "Ngôi nhà Thủy Tiên". Bởi đây là nơi hội tụ của nhưng người yêu và chơi hoa thủy tiên của Hà Nội.
Cụ Nguyễn Phú Cường không nhớ mình đã hướng dẫn cho bao nhiêu người chơi hoa thủy tiên. Những ngày áp tết, ngày nào cụ cũng bận rộn với những thế hệ học trò đến đàm đạo. Điển hình như bạn Quang Linh say mê hoa thủy tiên và được học cụ Cường từ lúc mới 20 tuổi. Nhưng hiện nay cũng được coi là một tay tỉa cứng và có nhiều bát hoa đẹp.
Đáng mừng ở chỗ, thú chơi này giờ đây được lan rộng ra nhiều tỉnh thành, đặc biệt khu vực Tây Nguyên nơi có nhiều người Hà Nội vào làm kinh tế mới. Cái hay của thú chơi này là mỗi người chơi có quan niệm, triết lý cà cảm nhận riêng về hoa, tạo động lực và điều kiện để người chơi mày mò, nghiền ngẫm, tìm hiểu và sáng tạo, vì thế ngày càng nhiều trường phái, cách chơi thủy tiên mới được hình thành.
Thủy tiên nở 30 Tết - niềm vui và sự may mắn
Điều thú vị và cuốn hút nhất ở thủy tiên là ở sự ảo diệu thiên biến vạn hóa của nó. Sự ảo diệu ấy cho phép người chơi có thể sáng tạo tùy biến linh hoạt để tạo ra những hình dáng, thế hoa vô cùng phong phú, khiến mỗi bát hoa luôn là một tác phẩm độc nhất vô nhị.
Cùng với những kiến thức về sinh vật học, triết học, Nho giáo, trong quá trình tạo tác, chăm sóc, thưởng lãm, người chơi hoa một cách sâu sắc sẽ tìm thấy được ở thú chơi những vấn đề triết lý nhân sinh sâu sắc, đơn giản nhất như là tính kiên trì, sự linh hoạt, hay chiêm nghiệm về cách đối nhân xử thế.
Hoa thủy tiên là một trong những loài hoa đặc biệt, vì người chơi có thể thưởng thức vẻ đẹp của cả rễ, hoa và lá. Thủy tiên còn có hương thơm thoảng mà mát dịu, không loài hoa nào có được
Theo quan niệm ngày xưa, nếu hoa thủy tiên nở đúng chiều 30 Tết trước lễ cúng tất niên hoặc vào giao thừa thì được cho là một điều vô cùng tốt lành. Tuy nhiên, có những người chơi hoa thủy tiên đến của chục năm, nhưng cũng có được khoảnh khắc này vài lần lần.
Theo những người chơi hoa thủy tiên kinh nghiệm, thời tiết càng lạnh thì hoa lại càng đẹp. Nhưng người chăm cây hoa lại thêm nhiều phần vất vả. Có lẽ vì sự vất vả ấy, mà với những người chơi hoa thủy tiên, có được chậu hoa nở vào đúng thời khắc đất trời chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là một món quà linh thiêng. Như chị Trần Hương Thảo (Hà Nội) đã chơi hoa thủy tiên được 7 năm nay, trong đó có hai lần may mắn chị chăm được chậu hoa nở vào đúng tối 30 tết.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
0