Làn sóng biểu tình chưa từng có tại Israel

Kế hoạch cải tổ tư pháp được đưa ra hồi tháng 1 đã đẩy đất nước Israel vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ năm 1973. Kế hoạch này đã gây ra một làn sóng biểu tình chưa từng có ở Israel, kéo dài sang tuần thứ 12 liên tiếp trên khắp đất nước để phản đối.

Những đoàn người khổng lồ đã xuống đường biểu tình ở thủ đô Tel Aviv  sau khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu sa thải Bộ trưởng Quốc phòng vì công khai phản đối kế hoạch cải tổ tư pháp. Cuộc biểu tình khiến các đường phố và các cây cầu bị phong tỏa.

Khoảng ba tháng kể từ sau khi nhậm chức, liên minh tôn giáo - dân tộc chủ nghĩa của ông Netanyahu đã rơi vào khủng hoảng vì những chia rẽ gay gắt do các kế hoạch cải tổ tư pháp.

Tham gia biểu tình có đại diện hầu hết các thành phần trong xã hội Israel, đặc biệt có sự xuất hiện của một nhóm cá nhân hiếm khi tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ trong lịch sử gần 75 năm của đất nước: đó là quân dự bị Lực lượng Phòng vệ Israel. Họ bao gồm các cựu phi công chiến đấu, thành viên của các đơn vị tinh nhuệ và lực lượng đặc biệt, lực lượng an ninh mạng và tình báo quân đội, những người đã tuyên bố sẽ không tình nguyện tham gia nghĩa vụ dự bị nếu luật được thông qua tại Knesset, quốc hội Israel.

Đó là phản ứng chưa từng có của các quân nhân dự bị. 37 trong số 40 phi công dự bị trong phi đội đã thông báo rằng họ sẽ không tiến hành các bài tập huấn luyện và thay vào đó sẽ biểu tình chống chính phủ. Bất chấp các cuộc biểu tình ngày càng gia tăng, Thủ tướng Netanyahu tuyên bố rằng sẽ thúc đẩy để các cải cách được thông qua tại Knesset.

Khi đất nước tiến gần hơn tới tình thế đối đầu giữa các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp, sự hiện diện của các cựu thành viên của các đơn vị quân đội tinh nhuệ trong các cuộc biểu tình này là bằng chứng cho thấy tác động của cuộc khủng hoảng vượt xa phạm vi chính trị trong nước. Bên cạnh việc đe dọa làm suy yếu nền kinh tế và làm sâu sắc thêm sự chia rẽ xã hội, nó còn đe dọa làm xói mòn an ninh quốc gia của Israel và gây ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp có thể khiến cả quân đội bị mắc kẹt.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho rằng cuộc cải tổ tư pháp hiện nay ở Israel phải dừng lại. "Với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng của Nhà nước Israel, tôi khẳng định rằng sự rạn nứt ngày càng tăng trong xã hội của chúng ta đang xâm nhập vào quân đội và các cơ quan an ninh. Điều này đặt ra một mối đe dọa rõ ràng, tức thời và hữu hình đối với an ninh của nhà nước. Tôi tuyên bố rõ ràng và công khai, vì an ninh của Israel, vì lợi ích của con cháu chúng ta, quy trình cải tổ tư pháp phải dừng lại.", ông Gallant nói. 

Khi những người biểu tình tập trung vào đầu tuần, ba bộ trưởng của chính phủ Israel - tất cả đều là thành viên của đảng Likud của Thủ tướng Netanyahu - đã đề nghị ông Netanyahu nên dừng luật cải tổ tư pháp.

Họ kêu gọi các thành viên của đảng Likud của ông Netanyahu không nhúng tay vào "việc phá hoại an ninh quốc gia". Tổng Lãnh sự Israel tại New York cho biết ông sẽ từ chức để phản đối việc sa thải Bộ trưởng Quốc phòng.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong tuần qua, xe tăng của quân đội Israel đã tiến vào thành phố Rafah ở phía Nam Dải Gaza. Việc Israel mở rộng tấn công vào thành phố đông dân này được cảnh báo sẽ làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng tại Gaza, đẩy Israel vào thế bị cô lập trên chính trường quốc tế, đồng thời khiến mối quan hệ với đồng minh Mỹ ngày càng rạn nứt sâu sắc.

Tình trạng nghèo đói và xung đột gia tăng tại nhiều quốc gia châu Mỹ đã khiến số người di cư tăng mạnh. Đây là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia và khu vực.

Ngọn đuốc Olympic 2024 đã đến thành phố Marseille, chính thức khởi đầu một mùa Thế vận hội sôi động mà Tổng thống Emmanuel Macron hy vọng sẽ thể hiện sự huy hoàng của nước Pháp. Kể từ đây, ngọn đuốc sẽ trải qua hành trình dài 12.000km trên khắp nước Pháp, tới cả các lãnh thổ hải ngoại xa xôi ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

10h sáng 9/5 theo giờ Matxcơva, tức 14h chiều theo giờ Việt Nam, lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày chiến thắng phát xít đã diễn ra trên Quảng Trường Đỏ của Nga. Kể từ năm 2000, các cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày chiến thắng đã trở thành màn trình diễn hàng năm không chỉ của các lực lượng quân sự mà còn của các loại vũ khí, khí tài tối tân nhất của Nga. Những màn trình diễn này cho thấy tiềm lực quốc phòng to lớn của nước này.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Chủ tịch Tập Cận Bình là một phần trong nỗ lực đảo ngược chính sách cứng rắn của Liên minh châu Âu (EU) về giảm rủi ro từ Trung Quốc, đặc biệt giữa lúc căng thẳng thương mại giữa hai bên chưa giảm. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – châu Âu.

Những ưu tiên chính sách của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong nhiệm kỳ mới gồm tiếp tục thúc đẩy kinh tế Nga phát triển vượt bậc trở thành một trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới, cải thiện đời sống của người dân, hoàn thành các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt và thắt chặt hơn nữa quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển.