Làn sóng trả mặt bằng nhà phố riêng lẻ ở TP.HCM

Không chỉ riêng Hà Nội, tại TP.HCM cũng đang xảy ra tình trạng nhiều mặt bằng cho thuê bỏ trống. Được xem là khu vực trung tâm thứ hai của TP.HCM, thế nhưng hai quận Bình Thạnh và Gò Vấp hiện nay cũng không thoát khỏi cơn lốc trả mặt bằng nhà phố riêng lẻ.

Hiện tượng trả lại mặt bằng đang xảy ra tại một số tuyến đường lớn như Phạm Văn Đồng (Bình Thạnh), Phan Văn Trị (Gò Vấp), Nguyễn Oanh (Gò Vấp). Riêng quận Gò Vấp là khu vực dân cư đông đúc lâu đời, buôn bán kinh doanh sầm uất nhưng gần đây những khó khăn kinh tế đang tác động mạnh mẽ đến thị trường cho thuê khu vực này. Những cửa hàng trên các con phố cửa đóng, then cài dán biển quảng cáo tìm khách thuê mới. Phía trước những mặt bằng bỏ trống này trở thành nơi nghỉ trưa của các tài xế xe công nghệ.

Tuy nhiên, dù có nhiều mặt  bằng bỏ trống, nhưng giá cho thuê vẫn neo cao, không giảm. Thậm chí, một mặt bằng này tại số 1117 Phan Văn Trị (quận Gò Vấp) có tới 5 biển dán cho thuê chính chủ. Khi phóng viên liên hệ tới các số nói trên thì được dẫn dắt qua một bằng khác.

Nhìn chung ở thời điểm hiện tại, mặt bằng trả lại nhiều cho thấy sự khó khăn của nền kinh tế. Nếu như trước đây mức giá cho thuê nói trên không phải quá cao, bởi nếu theo đúng quy luật thì giá nhà phải tăng, nhưng nay hàng loạt cửa hàng kinh doanh ế ẩm dẫn đến trả mặt bằng. Các chủ nhà cần đưa giá thuê nhà về đúng giá trị thực, thay vì đua nhau tăng gây khó cho doanh nghiệp thuê.

Theo khảo sát của Savills ghi nhận, trong suốt ba tháng gần đây, lượng tiêu thụ mặt bằng khu vực trung tâm TP.HCM chỉ đạt khoảng 500 m2, thấp kỷ lục kể từ quý IV/2022. Trong khi đó, các chuyên gia kỳ vọng vào sự hồi phục của nền kinh tế sẽ khắc phục tình trạng trả lại mặt bằng. Dự đoán vào năm 2024, kinh tế có chuyển biến tích cực, thị trường địa ốc hồi phục, có thể làm giảm hiện tượng trả lại mặt bằng tại TP.HCM.

Ông Đinh Minh Tuấn - Chuyên gia bất động sản cho biết: "Khi chúng ta nhìn vào câu chuyện trả mặt bằng, thì số lượng tin đăng của những khu vực xung quanh này bắt đầu tăng. Điều này cho thấy khó khăn không chỉ xảy ra ở các khu vực trung tâm, mà còn ở các vùng ven. Điều này chỉ chấm dứt khi kinh tế tăng trưởng trở lại và thứ hai là du khách nước ngoài, thứ ba là mô hình kinh doanh có những sự thay đổi ý định,  thì sẽ thiết lập một mức giá nhà phố cho các tuyến phố tại HCM".

Hiện nay, nguồn cung mặt bằng bán lẻ cho thuê tại TP.HCM có tỷ lệ trống tăng cao, trong khi giá thuê không giảm. Theo các chuyên gia, cần hài hòa lợi ích, chia sẻ giá thuê để mặt bằng cho thuê được sử dụng hiệu quả, không bị lãng phí.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Đông Anh và Gia Lâm chuẩn bị lên quận đã tạo động lực để bất động sản tại hai khu vực này tăng cao.

Transit Oriented Development (TOD), mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, là tương lai phát triển của TP.HCM. Đây cũng được xem là chìa khóa phát triển không gian đô thị, đồng thời hứa hẹn tạo cú hích bứt phá cho bất động sản xung quanh tuyến Metro và vành đai.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Quý I/2024, tỷ lệ lấp đầy các trung tâm thương mại khởi sắc, vượt mức trên 90% với giá thuê duy trì mức tăng trưởng tốt.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, số thu về thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản giai đoạn 2017-2022 đều tăng so với số thu của năm trước liền kề, tuy nhiên từ cuối năm 2023 đến nay lại giảm mạnh.

Sáng 14/5, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý đất đai trên địa bàn TPHCM: Thực trạng và giải pháp”.