Lan tỏa giá trị của văn hóa sáng tạo trong đời sống
Với điểm tựa là di sản, trên 60 hoạt động văn hóa đã diễn ra sôi nổi trong suốt 9 ngày diễn ra lễ hội. Sức hút của văn hóa và sáng tạo không chỉ đến với những nghệ sỹ, mà còn lan tỏa trong cộng đồng. Nhiều người dân Hà Nội đã theo dõi chương trình hoạt động hàng ngày của lễ hội, thậm chí đăng ký tham quan, đặt vé tàu hỏa từ sớm để tham dự các hoạt động của lễ hội.
Các triển lãm, chương trình nghệ thuật, sân chơi trong lễ hội đều mang màu sắc đương đại, mới mẻ, khơi gợi lại những cảm thức lịch sử, hòa quyện với cảm hứng tương lai. Thông qua chuỗi hoạt động phong phú, công chúng đã cảm nhận được tinh thần tôn vinh sự sáng tạo, cũng như kết nối mạnh mẽ của nhiều khía cạnh trong nghệ thuật, lấy cảm hứng xuyên suốt là chất liệu di sản văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
Tinh thần sáng tạo từ lễ hội đã và đang lan toả tới các quận, huyện và các làng nghề trên toàn thành phố. Mỗi quận huyện dựa trên thế mạnh, đặc trưng riêng của mình để tổ chức những hoạt động văn hóa nghệ thuật, tạo nên những sản phẩm du lịch, văn hóa mang bản sắc riêng. Có thể kể đến quận Ba Đình với sự ra mắt của dự án “Tuyến tàu điện số 6” tại phố ẩm thực kết hợp phố đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã - phường Trúc Bạch, quận Ba Đình.
Các điểm đến trong lễ hội thiết kế thu hút đông đảo người dân và du khách. Tháp nước Hàng Đậu thu hút khoảng 3.000 lượt khách mỗi ngày, tăng gấp 3 lần so với kế hoạch đón tiếp ban đầu. Nhà máy xe lửa Gia Lâm ngày cuối tuần đã đón khoảng 11.000 lượt khách. Sau 9 ngày tổ chức, Lễ hội đã thu hút trên 200 nghìn lượt khách. Do lượng khách tham quan đông ngoài dự kiến, Ban tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 quyết định kéo dài hoạt động thêm 2 ngày. Lễ bế mạc sẽ diễn ra vào tối 28/11./.
Luật Thủ đô 2024 đã mở ra những bước tiến mới trong việc bảo tồn và phát triển các khu phố, tuyến phố và làng nghề, nhằm thu hút du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại, cải thiện điều kiện sống của người dân và bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.
Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang diễn ra chương trình đặc biệt “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
Ngày hội 'Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc' sẽ diễn ra trong ba ngày, từ 14 đến 16/2/2025 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định công nhận 33 Bảo vật Quốc gia. Trong số đó, Hà Nội là địa phương có nhiều Bảo vật Quốc gia nhất.
Hà Nội có lượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất lớn. Nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội hoàn toàn có thể phát triển kinh tế số từ nguồn di sản lớn này.
Trong 33 bảo vật quốc gia vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký quyết định công nhận, Phù điêu Kala Núi Bà có niên đại thế kỷ XIV, đang lưu giữ tại Bảo tàng Phú Yên là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thuộc nền văn hóa Chăm Pa với nhiều giá trị văn hóa độc đáo.
0