Lan toả ngôn ngữ Nga trong học sinh, sinh viên Việt Nam
Trên thế giới, có lẽ chỉ duy nhất ở Việt Nam có 10 cơ sở giáo dục THPT dạy tiếng Nga như một môn học chuyên. Việc lan toả tình yêu tiếng Nga trong học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn được ngành giáo dục hai nước thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.
80 thí sinh xuất sắc nhất cả nước đã tham gia vòng Chung kết cuộc thi Olympic tiếng Nga quốc tế được tổ chức tại Hà Nội. Các em đã trải qua hai phần thi là thi viết và thi nói về một chủ đề bất kỳ bằng tiếng Nga. Ở phần thi viết, đề bài được đưa ra là xem một video gợi ý về những vấn đề thế giới đang phải đối mặt và sau đó viết một đoạn văn bằng tiếng Nga trình bày về hướng giải quyết.
Sinh viên Đỗ Vũ Bảo Ngọc - Trường Đại học Ngoại thương cho biết: "Cuộc thi này đòi hỏi chúng em những kiến thức về ngôn ngữ cũng như hướng giải quyết chung các vấn đề về xã hội như biến đổi khí hậu và một chút về kinh tế. Bài viết của em gồm hai luận điểm chính: luận điểm thứ nhất là thế giới của chúng ta đang thay đổi như thế nào và đang phải đối mặt với những vấn đề gì; phần thứ hai là chúng ta cần phải làm gì để thay đổi thế giới. Và giải pháp em đưa ra là con người phải sống với nhau bằng tình yêu thương, bằng sự chân thành để có thể kết nối lại được với nhau".
Hiện nay, Phân viện Puskin là phân viện duy nhất (trong số 10 phân viện trên thế giới) còn hoạt động và vẫn đang tích cực thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Nga, khuyến khích việc dạy và học tiếng Nga ở Việt Nam”.
Nhiều thế hệ người Việt Nam đã lớn lên cùng với những cuốn sách văn học Nga như: Chiến tranh và Hòa bình, Thép đã tôi thế đấy, Sông Đông êm đềm... Và ngày nay, học sinh và sinh viên Việt Nam tiếp tục được tham gia vào nhiều lễ hội, cuộc thi quy mô lớn để “giữ lửa” tình yêu tiếng Nga, văn hoá và đất nước Nga.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 29 quy định các nội dung, hình thức liên quan đến dạy thêm, học thêm. Thông tư mới chỉ cấm những hiện tượng tiêu cực chứ không cấm nhu cầu có thực và chính đáng của cả người dạy và người học.
Sáng 5/1, Thành Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chương trình kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025); tuyên dương “Sinh viên 5 tốt” các cấp và Giải thưởng "Sao tháng Giêng" năm 2024.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2025, tuyển sinh đại học sẽ không còn xét tuyển sớm. Các phương thức đều được đăng ký và xử lý trên hệ thống tuyển sinh chung.
Sáng nay, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hà Nội long trọng tổ chức lễ Tuyên dương các đồng chí cán bộ Đoàn - Hội đạt giải thưởng “Sao tháng Giêng”, các tập thể, cá nhân đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp năm 2024.
Bốn trường mới nhất vừa công bố phương án tuyển sinh là Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Ngân hàng TP.HCM và Trường Đại học Mở TP.HCM.
Cuộc thi "Chinh phục robobimi" năm nay, ngành giáo dục Thủ đô, ngành giáo dục quận Tây Hồ lần đầu tiên triển khai công nghệ thực tế ảo, khiến các em học sinh vô cùng hào hứng, bởi ngoài cọ sát về AI, về ngoại ngữ thì các em còn được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ từ công nghệ này.
0