Lan toả niềm yêu thích đọc sách trong giới trẻ

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, sẽ diễn ra từ ngày 15/4 đến 1/5/2024.

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong ngày hội sách 2024  

Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, Hội sách chào mừng, do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội tổ chức tại Hà Nội ,sẽ diễn ra từ ngày 17-21/4.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba diễn ra từ ngày 17-21/4

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức các hoạt động hưởng ứng tại Thư viện quốc gia Việt Nam, hệ thống thư viện và các thiết chế văn hóa.

Nhiều hoạt động hưởng ứng được các địa phương tổ chức như: tuyên truyền giới thiệu sách; giao lưu, tọa đàm về sách và văn hóa đọc; tôn vinh người sáng tác, người làm thư viện. Các nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành chủ động tổ chức các tuần lễ sách, hội sách, tháng phát hành sách trọng tâm, tri ân khách hàng.

Đồng thời, các đơn vị tổ chức kênh phát hành trực tuyến, kết hợp với nền tảng công nghệ, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá, triển khai tặng sách cho đối tượng yếu thế; khuyến mại hỗ trợ bạn đọc.

Trạm tin - một nét riêng rất Hà Nội

Từ những năm 90, hình ảnh các trạm tin ở những tòa soạn lớn đã rất đỗi thân quen với người Hà Nội. Thời kỳ khó khăn trước đây, không phải ai cũng có điều kiện mua báo giấy để đọc hàng ngày, vì vậy mà các trạm tin luôn là điểm đến thân quen của nhiều người dân Hà Nội để cập nhật tin tức trong nước và thế giới.

Một trạm tin thân quen với người Hà Nội những năm 1990

Những trạm tin được thiết kế đơn giản với khung sắt hình chữ nhật chắc chắn, đủ rộng để trải những trang báo nóng hổi xuất bản trong ngày.

25 năm nay, công việc đầu ngày của anh Nguyễn Văn Sỹ (báo Hà Nội Mới) là dán những trang báo mới vào trạm thông tin để phục vụ độc giả.

Trong tâm thức người Hà Nội, nhất là những người lớn tuổi, hình ảnh người dân đứng xếp hàng, trật tự, kiên nhẫn để chờ đọc từng trang báo là một hồi ức rất đỗi thân quen. Lâu dần, thói quen "đọc báo đứng" trở thành một nét văn hóa của người dân Hà Nội.

Nhiều người cao tuổi nay vẫn giữ thói quen, sở thích đọc báo trên bảng tin. Họ cùng nhau tập thể dục, cùng đọc báo và bàn luận về các vấn đề báo viết. Đây cũng là cách để người cao tuổi rèn luyện trí nhớ của mình.

Ông Nguyễn Tiến Võ, quận Hoàn Kiếm, kể: "Có những thông tin gì cần đối chiếu thì tôi đều đến đây ngay. Người Hà Nội rất tôn trọng loại hình thông tin bên ngoài như thế này, đây là đặc điểm riêng có tại Hà Nội".

Những trạm thông tin hiện nay còn được nhiều bạn trẻ lựa chọn là một trong những nơi phải check in khi tới Hà Nội

Khi công nghệ số ngày càng phát triển, thói quen đọc báo của mọi ngườii dần thay đổi, nhưng vẫn có những tòa soạn báo lưu giữ một không gian đọc để đáp ứng nhu cầu đọc báo giấy trên trạm tin của một lớp độc giả. Trong tiềm thức của nhiều người Hà Nội, đó luôn là mảnh ghép không thể thiếu tạo nên văn hóa Hà Nội một thời.

Sức hút của thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng miễn phí

Nằm trong con ngõ nhỏ, thư viện Dương Liễu (Hoài Đức) đã quen thuộc với nhiều độc giả yêu sách. Sức hút của thư viện không chỉ từ những cuốn sách hấp dẫn, ở không gian đọc thân thiện, mà còn từ những hoạt động sáng tạo của những người còn rất trẻ.

Nằm trong con ngõ nhỏ, thư viện Dương Liễu, huyện Hoài Đức đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều độc giả yêu sách

Cứ có thời gian rảnh là Nguyễn Minh Thư (trường THCS Dương Liễu) lại tranh thủ ra thư viện để đọc và mượn sách về đọc. Sách mà Minh Thư yêu thích nhất ở đây là văn học và truyện tranh. Với Thư, những lúc được ra thư viện đọc sách, em cảm thấy phấn chấn.

Được đọc sách ở thư viện Dương Liễu mà không mất đồng phí nào, Nguyễn Thị Thu đã đăng ký làm tình nguyện viên của thư viện để vừa có thể đọc sách vừa hỗ trợ các bạn nhỏ đến đọc sách, lan tỏa tình yêu sách tới mọi người.

Phùng Bá Hưng cùng một số người bạn đã thành lập thư viện tư nhân Dương Liễu hơn 10 năm trước. Duy trì hoạt động của thư viện là gần 80 tình nguyện viên, hầu hết đều ở độ tuổi học sinh, sinh viên. Hiện thư viện có hơn 10.000 đầu sách báo, khoảng 3.200 người thuộc các lứa tuổi đăng ký thẻ đọc sách.

Xu hướng học và đọc ở quán cà phê của giới trẻ

Hiện nay, xu hướng ra quán cà phê để học bài, làm việc, đọc sách ngày càng nở rộ. Các bạn trẻ thường ngồi lại lâu ở quán cà phê, thậm chí là từ sáng tới tối, thay vì học ở nhà hay ở trường. Không gian thoải mái, mạng Internet tốc độ nhanh… là những lý do khiến nhiều bạn trẻ quyết định đến đó.

Ngày càng nhiều bạn trẻ ra quán cà phê để học bài, làm việc, đọc sách

Cứ đều đặn 3-4 buổi/ tuần, bạn Khánh Hương lại tới quán cà phê để học tập và đọc sách. "Quán này mình biết từ lâu rồi, mỗi khi định ôn thi thì mình lại đến đây vì nó cũng khá gần với nhà mình. Học tập ở nhà thì mình hay bị thoải mái quá, hay nằm ra giường, không thực hiện được công việc tốt nên mình thường ra quán cà phê ngồi để làm việc và đỡ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh nữa, bởi vì đó đều là những người lạ".

Với nhiều bạn trẻ, quán cà phê còn như ngôi nhà thứ 2. Ở trọ cùng với nhiều bạn sinh viên khác, nên việc có không gian riêng, yên tĩnh để tập trung học bài, đọc sách khá khó khăn.

Bạn Trần Minh Đức (quận Tây Hồ) cho biết: "Cách bố trí của nhiều quán cà phê tạo cho mình sự thoải mái, không bị gò bó, giúp mình tập trung hơn và nhiều lúc giúp mình thỏa sức tưởng tượng để làm bài. Ở quán cà phê cũng có nhiều người làm công việc khác của họ thì mình sẽ đỡ xao nhãng hơn khi ở nhà".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.