Lan tỏa tình yêu áo dài Việt

Trải qua từng thời kì phát triển của lịch sử, áo dài luôn không ngừng biến đổi song vẫn luôn giữ được vẻ đẹp dịu dàng truyền thống của người phụ nữ Việt. Hiếm có một trang phục nào vừa kín đáo, chuẩn mực lại vừa tôn lên dáng vẻ thướt tha, mềm mại của người phụ nữ. Bởi vậy, hiện nay tại Hà Nội vẫn còn những gia đình lưu giữ được nét văn hóa truyền thống bởi tình yêu và đam mê với tà áo dài, góp phần tôn vinh di sản văn hóa của Việt Nam.

Sinh ra trong một gia đình Hà Nội gốc, ông bà, bố mẹ có truyền thống mặc áo dài và bản thân bà  Chu Bích Thủy, quận Tây Hồ, Hà Nội cũng được mặc áo dài từ khi còn nhỏ. Bởi vậy, hình ảnh áo dài đã ăn sâu vào tiềm thức và trở thành tình yêu, niềm đam mê của bà Thủy. Áo dài trở thành một phần không thể thiếu trong trang phục của bà. Không chỉ vậy, bà còn lan tỏa tình yêu đó đến các thành viên trong gia đình.

Lan tỏa tình yêu áo dài Việt

Bà Thủy chia sẻ, mỗi khi mặc áo dài bà cảm thấy như thân, tâm và áo hòa vào thành một thể nhất như. Bà luôn nhủ phải tự tu dưỡng bản thân để không chỉ có một hình thể đẹp mà còn có một tâm hồn đẹp, thể hiện là người phu nữ Việt Nam với bản sắc riêng nhất trong tà áo dài mà không nơi nào trên thế giới có được.

Các thành viên trong gia đình bà Thủy còn dành thời gian gặp gỡ, khoe nhau những tấm áo mới và chia sẻ với nhau về vẻ đẹp và giá trị của áo dài.

Là thông gia của gia đình bà Thủy, ông Nguyễn Văn Giang cho rằng, áo dài chính là khoảng lặng cân bằng giữa xã hội hiện đại và truyền thống, nó như gạch nối giữa quá khứ và hiện tại. Nhờ đó áo dài luôn tồn tại, phát triển qua các thời kì.

Các thành viên trong gia đình dành thời gian gặp gỡ, chia sẻ với nhau về vẻ đẹp và giá trị của áo dài

Trong cuộc sống, có những thứ chỉ duy trì ở góc độ bảo tồn, giá trị sử dụng trong xã hôi hiện đại rất ít nhưng áo dài thì luôn luôn có sức sống bền lâu. Người mặc áo dài thể hiện được nét đẹp của phụ nữ truyền thống nhưng vẫn thời trang và quyến rũ. Với phụ nữ sẽ có được duyên thầm khi mặc áo dài, còn đàn ông thì lại toát ra vẻ mạnh mẽ.

Với tình yêu đặc biệt dành cho áo dài, chị Thu Uyên và anh Giang Linh đã quyết định chọn áo dài làm trang phục chụp ảnh cưới vì áo dài là nét đẹp văn hóa đặc biệt của người Việt Nam và cặp đôi muốn tiếp nối nét đẹp, lưu giữ lại những kỉ niệm trong những bức ảnh này để chia sẻ cho thế hệ sau.

Áo dài vừa thể hiện được nét đẹp của phụ nữ truyền thống nhưng vẫn thời trang và quyến rũ

Với người Việt, tà áo dài từ xưa đến nay luôn có một vẻ đẹp vĩnh cửu, không bao giờ thay thế được. Bằng tình yêu đặc biệt với áo dài, bà Thủy đã có mặt tại nhiều sự kiện và truyền cảm hứng đến với bạn bè không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, qua đó góp phần lan tỏa tình yêu cũng như tôn vinh áo dài - di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.