Lắng đọng cảm xúc chương trình nghệ thuật 'Sẽ về Thủ đô'

Với những tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu cùng phần tái hiện lịch sử chân thực bằng những thước phim tư liệu quý báu, chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Sẽ về Thủ đô” do Đài Hà Nội tổ chức đã mang tới cho khán giả những phút giây lắng đọng cảm xúc và tự hào về một thời kỳ lịch sử đầy hào hùng của dân tộc.

Kỉ niệm 77 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và 79 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), tối 23/12, Đài Hà Nội tổ chức đêm nhạc chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Sẽ về Thủ đô", với mong muốn gợi lại một thời ký ức hào hùng của dân tộc, về những năm tháng quyết tử để Tổ quốc quyết sinh.

Chương trình chính luận nghệ thuật "Sẽ về Thủ đô" diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm mở màn ấn tượng với bản nhạc "Người Hà Nội" ,  một sáng tác bất hủ của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi.

Đến dự chương trình có các đồng chí: Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải; Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương cùng đại diện các ban, ngành của TP Hà Nội.

Lãnh đạo Nhà nước, Thành phố Hà Nội tham dự chương trình.

Những ngày đông cuối cùng của năm 1946, cả Hà Nội lại sục sôi trước vận mệnh của Tổ quốc. Rạng sáng ngày 19/12, một văn kiện mang tính cương lĩnh quân sự có giá trị lịch sử xuyên thời đại được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đã được ban ra làm nức lòng toàn thể quốc dân đồng bào, đó là "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến" - lời hịch non sông, kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết, đứng lên chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Theo lời hiệu triệu của Người, Thủ đô thay mặt cả nước nổ phát súng đầu tiên, mở đầu cho cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm của dân tộc. Người Hà Nội là vậy, khí chất hào hoa, thanh lịch, yêu tha thiết mảnh đất này, dân tộc này. Những người dân Hà Nội đã sống một thời như thế, với lời huyết thệ căng tràn trong lồng ngực mỗi người: "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh!".

Các nghệ sĩ đưa khán giả trở về với những thời khắc lịch sử đầy tự hào.

Bằng ngôn ngữ âm nhạc cùng những tư liệu lịch sử quý giá, chương trình đã đưa khán giả đi suốt hành trình hơn 3.000 ngày trường kỳ kháng chiến. Từ 60 ngày đêm Thủ đô huyết thệ đến 9 năm dặm dài nơi chiến khu, cho tới thắng lợi Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và ngày trở về tiếp quản Thủ đô trong khúc ca khải hoàn.

Xuyên suốt chương trình, khán giả Thủ đô và cả nước theo dõi trên sóng Truyền hình Hà Nội đã được thưởng thức những bản hùng ca, những ca khúc hào sảng đi cùng dân tộc của các "cây đại thụ âm nhạc" Việt Nam như: "Người Hà Nội" của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi, "Chiến sỹ Việt Nam" của nhạc sỹ Văn Cao, "Sẽ về Thủ đô" của nhạc sỹ Huy Du, "Lời Người ra đi" của nhạc sỹ Trần Hoàn, "Du kích Sông Thao" của nhạc sỹ Đỗ Nhuận...

Ca khúc "Người Hà Nội" được thể hiện nhẹ nhàng và sâu lắng qua hai giọng ca Phúc Tiệp và Phạm Thu Hà.
Trên sân khấu, ca sĩ Đào Tố Loan thể hiện chất giọng đầy nội lực và truyền cảm, xứng danh một trong những giọng ca Soprano hàng đầu Việt Nam.
Liên khúc Thủ đô huyết thệ - Cảm tử quân được thể hiện bởi NSƯT Hoàng Tùng và ca sĩ Viết Danh.
"Trường ca sông Lô" - một trong những bản trường ca hay nhất của âm nhạc Việt Nam được Dàn nhạc Thính phòng Hà Nội thể hiện vô cùng ấn tượng.
NSƯT Hoàng Tùng đưa khán giả trở về với những ngày tháng lịch sử qua ca khúc "Sẽ về Thủ đô".
NSƯT Việt Hoàn có màn song ca hoàn hảo với ca sĩ Đào Tố Loan khi thể hiện ca khúc "Du kích sông Thao".
NSƯT Việt Hoàn lắng đọng với ca khúc "Cảm xúc tháng Mười".
Ca khúc "Tiến về Hà Nội" được thể hiện bởi các ca sĩ trẻ Hữu Trung, Ninh Trịnh Quang Minh, Minh Hiếu, Hương Huệ, Khánh Thy, Trịnh Quỳnh Anh, Dương Ngọc Ánh.
Những ca khúc truyền thống được các nghệ sĩ trẻ thể hiện theo phong cách mới mẻ, đầy lôi cuốn.
Lãnh đạo Trung ương và Thành phố Hà Nội tặng hoa các nghệ sĩ tham gia chương trình.

Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Sẽ về Thủ đô” khép lại đầy ấn tượng, để lại vô vàn xúc cảm thiêng liêng trong lòng khán giả. Chương trình đã góp phần lan tỏa cảm xúc tự hào về lịch sử đất nước, về hành trình vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng đất nước, thể hiện tinh thần đoàn kết vượt qua mọi khó khăn thử thách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.

Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.

Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.

Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.