Làng nghề sôi động sản xuất phục vụ thị trường Tết
Đến làng nghề miến Minh Khai những ngày giáp Tết, dễ dàng bắt gặp hình ảnh những giàn miến phơi trắng phau trên cánh đồng. Với người dân làng nghề miến, tháng Chạp, thời điểm giáp Tết là thời gian bận rộn nhất trong năm, cũng là tháng quyết định thu nhập của cả năm.
Bà Nguyễn Thị Hương - Xã Minh Khai - Hoài Đức: "Dịp Tết cuối năm năm nào cũng vội để phục vụ bà con nhân dân khắp miền đất nước. Mình muốn thời tiết lúc nào cũng đẹp để làm miến ngon, phục vụ bà con".
Cơ sở sản xuất miến của gia đình ông Công Kiệt, máy móc hoạt động hết công suất, công nhân cũng luôn chân luôn tay để kịp những đơn hàng phục vụ dịp Tết. Mỗi ngày cơ sở của ông Kiệt cung ứng ra thị trường khoảng hơn 1 tấn miến. Để chủ động sản xuất, tránh phụ thuộc thời tiết, ông đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền máy móc tự động từ khâu tráng bánh, cắt miến, phơi sấy, bảo đảm nguồn hàng phục vụ Tết.
Ông Phí Công Kiệt - Chủ cơ sở miến dong Trung Kiên - xã Minh Khai - huyện Hoài Đức: "Áp dụng máy móc vào sản xuất, các sản phẩm đã được chứng nhận OCOP, sức tiêu thụ dịp Tết"...
Không chỉ cơ sở của ông Kiệt, nhiều hộ gia đình kinh doanh quy mô vừa và nhỏ khác cũng hối hả cho thị trường dịp Tết.
Để nâng cao chất lượng, uy tín sản phẩm, bảo vệ thương hiệu làng nghề, xã Minh Khai đã xây dựng nhãn hiệu tập thể “Bún, miến, phở khô Minh Khai”.
Nhiều sản phẩm của làng nghề không chỉ được thị trường trong nước ưa chuộng, mà đã xuất khẩu ra nước ngoài, mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất.
Chị Đỗ Thị Quyên - PCT UBND xã Minh Khai: "Sản xuất miến dong trên địa bàn xã Minh Khai chủ yếu vào cuối năm, bắt đầu sản xuất vào tháng 11, 12, chủ yếu cho các mặt hàng Tết. Trên địa bàn xã Minh Khai, miến dong có từ thập kỷ 60.
Đến nay, vẫn duy trì 40 hộ sản xuất miến dong. bún phở khô 200 hộ. Quy mô sản xuất hộ gia đình. Sản lượng các hộ sản xuất lớn khoảng 1 tấn; các hộ sản xuất nhỏ lẻ 5-7 tạ/ngày.
Đối với những tháng củ mật, chỉ mưa là dừng sx, người dân tập trung sản xuất tất cả các ngày, các tháng. Chúng tôi mong các cấp quan tâm, sớm quy hoạch điểm làng nghề, có chính sách hỗ trợ với các hộ sản xuất miến dong, sớm được công nhận thương hiệu miến Minh khai".
Nghề miến phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Vì vậy người dân làng nghề Minh Khai mong muốn thời tiết mưa thuận gió hòa, để tạo ra những sản phẩm miến thơm ngon phục vụ người tiêu dùng. Đồng thời sớm được công nhận thương hiệu cho sản phẩm miến dong Minh Khai để nâng tầm, giới thiệu những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tới bạn bè trong nước và quốc tế.
Từ bao đời, sen Tây Hồ, giống sen trăm cánh, hay còn gọi là sen Bách Diệp riêng có của Tây Hồ đã trở thành niềm tự hào của vùng đất kinh kỳ Thăng Long. Từ giống sen quý, nghệ thuật ướp trà sen của người dân Quảng An - Tây Hồ đã nâng tầm những cánh trà, đưa việc thưởng trà thăng hoa thành một nghệ thuật, ẩn chứa tinh hoa của cả đất trời trong chén trà nhỏ và hơn thế, là cả sự tao nhã, cao sang của người thưởng trà.
Làng nghề rèn Đa Sĩ, nằm ở quận Hà Đông, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề rèn.
Đến nay, nghề dệt lưới chã - một nghề đã từng là nghề truyền thống của người dân thôn Văn Lãng, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên từ xa xưa vẫn tồn tại song hành với nhịp sống của người dân và đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình trong thôn.
Tuần lễ Văn hóa – Du lịch – Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024 đã trở thành sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách. Các hoạt động không chỉ tôn vinh nghề dệt lụa truyền thống hơn 1000 năm tuổi mà còn góp phần quảng bá văn hóa, lịch sử của Hà Đông nhân dịp kỷ niệm 120 năm thành lập.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 23km về phía Nam, làng thêu Quất Động thuộc xã Quất Động, huyện Thường Tín là làng nghề thêu thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời từ thế kỷ XVII. Trong không gian tĩnh lặng của xưởng thêu, những người thợ vẫn miệt mài với những mũi kim, sợi chỉ.
Bảo tàng Gốm Bát Tràng được xây dựng từ năm 2018, trở thành một điểm đến ưa thích của những ai yêu gốm, yêu một ngành nghề truyền thống của Hà Nội.
0