Làng nghề tương bần Hưng Yên

Hưng Yên không chỉ là vùng đất nổi tiếng với những ngôi chùa cổ, những cánh đồng lúa xanh mướt mà còn có một làng nghề nổi tiếng lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của người Việt. Đó chính là làng nghề tương bần Hưng Yên.

Làng nghề tương bần thuộc thị trấn Bần Yên Nhân, xã Mỹ Hào, Hưng Yên.

Làng nghề tương bần Hưng Yên cách Hà Nội khoảng 25km thuộc thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Nghề làm tương ở đây đã có từ rất lâu đời và nổi tiếng với hương vị đậm đà, thơm ngon. Ngày trước đã có rất nhiều tín đồ sành ăn xếp tương bần Hưng Yên vào danh sách những đặc sản nổi bật nhất của Thủ đô. Tương bần được làm từ ngô, gạo, đỗ tương,... Đây hầu hết là những nguyên liệu giản dị và có sẵn ở nông thôn Bắc Bộ. Cách nấu tương khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ vì thế mà tương bần ở đây ngon hẳn so với các vùng khác. 

Vẻ đẹp bình yên của Làng nghề tương bần Hưng Yên 

Hiện nay, làng nghề tương bần Hưng Yên có tầm 300 lao động theo nghề với mức thu nhập khoảng 300k - 350k/tháng. Không giống với cách làm tương truyền thống, người dân tại làng hiện nay đã sử dụng nhiều máy móc công nghệ để tăng năng suất và chất lượng của món ăn. Nghề làm tương tại huyện Mỹ Hào đã tạo việc làm cho hàng trăm người. 

Hiện nay có hàng trăm lao động vẫn đang làm nghề nấu tương.

Đặt chân đến làng nghề tương bần Hưng Yên, bạn sẽ bắt gặp được cả dãy phố bán tương, nhà nhà làm tương. Có nhiều quầy bán ngay tại nhà, có quầy lại thuê mặt bằng lớn. Tương bần ở đây đều được các hộ gia trình trong làng sản xuất, họ được truyền nghề từ đời trước. Với chất lượng cũng như lòng yêu nghề đã có nhiều hộ làm nghề nấu tương suốt hàng chục năm. 

Có nhiều hộ gia đình đã gắn bó với nghề làm tương suốt hàng chục năm

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Mặc dù nghề rèn truyền thống đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ bị mai một nhưng ở đó, với đôi bàn tay tài hoa của mình, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến vẫn bền bỉ ngày đêm “giữ lửa” cho chiếc lò rèn.

Với khát khao tạo nên những sản phẩm gốm khác biệt, một vài nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng kiên trì theo đuổi cách làm gốm thủ công, trong đó có nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh. Đôi bàn tay của Tuấn Minh đã đã tạo tác những sản phẩm gốm đặc biệt.

Làng Vạn Phúc thuộc địa phận quận Hà Đông, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10 km, nổi tiếng với nghề dệt lụa từ ngàn đời. Những năm gần đây, bên cạnh việc sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng dệt may truyền thống, làng Vạn Phúc còn phát triển du lịch, trở thành một địa điểm được du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Với bề dày truyền thống, Lễ hội làng cổ Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam kết tinh trong từng sản phẩm gốm nói riêng và mỹ nghệ nói chung. Đây cũng là dịp để thế hệ sau thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ các bậc tổ nghiệp đã truyền dạy cách để tạo ra các sản phẩm thực sự tinh xảo mang tầm hồn người Việt.

Sở NN&PTNT Hà Nội đã triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024.

Vân Hà là một trong những làng nghề sản xuất gỗ nổi tiếng, sản phẩm được tiêu thụ mạnh tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm gỗ Vân Hà được Hà Nội lựa chọn làm quà lưu niệm, quà tặng cho các đoàn khách trong và ngoài nước.