Làng ngoại thành Hà Nội nói không với vàng mã

Việt Nam có khoảng 100 triệu dân, cứ quy ra một cách tương đối thì sẽ có khoảng 20 triệu hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình một năm chỉ cần đốt khoảng 200 ngàn đồng tiền vàng mã thì với 20 triệu hộ, có khoảng 4.000 tỷ đồng bị đốt. Con số này phần nào nói lên việc lãng phí tiền bạc khi đốt vàng mã. Ngoài ra còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm môi trường. Việc đốt vàng mã hoàn toàn có thể thay đổi được, bắt đầu từ nhận thức. Và tại một xã ngoại thành ở huyện Thanh Oai, Hà Nội từ lâu đã thực hiện nếp sống văn minh, nói không với vàng mã.

Tại ngôi chùa Khê Tang, xã Cự Khê, ngay từ khi bước chân vào cổng chùa, người dân có thể nhìn thấy tấm biển quy định không mang vàng mã đặt ngay ngắn. Kể từ khi về trụ trì, ni sư Thích Đàm Dung đã dành nhiều thời gian để tuyên truyền, giảng giải cho người dân trong làng về tác hại của việc đốt vàng mã bởi hành vi này không có trong những điều Phật dạy.

Người dân trong làng Khê Tang cũng không còn cúng vàng mã trên ban thờ ông bà, tổ tiên.

Thay đổi nhận thức từ việc không đốt vàng mã trong chùa, đến nay trong mỗi gia đình, người dân trong làng Khê Tang cũng không còn cúng vàng mã trên ban thờ ông bà, tổ tiên. Đặc biệt, quy định không cúng, đốt vàng mã cũng đã được đưa vào quy ước trong mỗi dòng họ. Như tại họ Nguyễn Hữu, nhờ sự tuyên truyền của ni sư trụ trì chùa Khê Tang, gần 10 năm nay trong dòng họ đã nghiêm túc thực hiện việc nói không với đốt vàng mã. Thói quen này được con cháu trong gia đình ủng hộ bởi sự tiết kiệm và văn minh, đồng thời cũng lan tỏa đến những người đang sinh sống xa quê.

Khu vực đốt vàng mã ở chùa Khê Tang từ lâu đã không còn đỏ lửa. Mong cầu những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình là điều đáng trân quý, nhưng nó không đến từ việc đốt nhiều hay ít vàng mã. Bỏ hẳn thói quen đốt vàng mã, cuộc sống của người dân ở ngôi làng ngoại thành Hà Nội này vẫn bình yên và ngày càng phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng cho các chiến sĩ Điện Biên, chiếc huy hiệu ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.