Lãng phí cầu vượt tiền tỷ ở Thủ đô

Đường bên ngoài thì đông còn cầu vượt dành cho xe máy lại không một bóng xe lưu thông hoặc lâu lâu mới có vài xe đi vào, đó là tình trạng đang diễn ra tại cây cầu vòm sắt bắc qua hồ Linh Đàm.

Người thì tập thể dục, người đỗ xe, còn có cả người dắt chó đi dạo tại cây cầu vòm sắt bắc qua hồ Linh Đàm.

Gần 2 năm đưa vào sử dụng nhưng theo người dân, sở dĩ không mấy ai sử dụng cây cầu này bởi có nhiều bất cập. Ông Trần Văn Sử, quận Hoàng Mai, nhận xét: "Cây cầu này không có đèn, điện, buổi tối thì mọi người cũng e ngại đi qua".

Người dân gần như không sử dụng cây cầu vòm sắt bắc qua hồ Linh Đàm.

Cầu vượt thép đầu tiên ở Hà Nội bắc qua hồ Linh Đàm được đầu tư hơn 65 tỷ đồng, mục đích giảm căng thẳng cho nút giao Thanh Xuân - Pháp Vân, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ với đường Giải Phóng và khu vực Linh Đàm.

Lý giải về việc cầu vòm thép lãng phí theo phản ánh của người dân, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho hay việc xây dựng cây cầu này là "đi trước đón đầu theo nhu cầu tương lai".

Càng để lâu, cây cầu sẽ càng xuống cấp.

Theo ông Khương Kim Tạo, nguyên Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia: "Tôi nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá lại một cách toàn bộ hệ thống giao thông của Thành phố Hà Nội và chúng ta sẽ phải điều chỉnh ở đâu với nguồn vốn đó để sao cho có hiệu quả nhất".

Nhu cầu đi lại của người dân chưa biết bao giờ tăng lên nhưng rõ ràng là càng để lâu, cây cầu sẽ càng xuống cấp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội sẽ trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố số tiền 30 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân 12 tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.