Lãng phí tài sản công tại TP.HCM
Lâu ngày, nhiều tài sản công cho người dân thuê để ở, để làm văn phòng, sản xuất, kinh doanh... bị bỏ trống, lãng phí ước tính lên tới vài trăm tỷ đồng mỗi năm.
Khối nhà 7 tầng tại số 9A Nam Quốc Cang, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, do Công ty quản lý nhà thành phố phụ trách có diện tích gần 600m2 hiện đã bị dây leo phủ kín tới nóc, bên trong cây cỏ um tùm, ngổn ngang rác.
Một căn nhà khác tại 215 Lê Thánh Tôn, phường Bến Thành, Quận 1 có diện tích sàn khoảng 500m2 với giá thuê nguyên căn khoảng 7 tỷ đồng/năm, cũng trong tình trạng như thế.
Không chỉ Quận 1, nhiều nhà, đất công tại quận khác cũng đang bị bỏ trống. Nhiều nơi đã bị người bán hàng rong, những chủ căn hộ kế bên chiếm dụng để buôn bán, làm nơi đậu xe. Phần vỉa hè trước nhà số 595 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5 đã trở thành nơi bán bánh mì, bánh bao. Căn nhà 97m2 trước đây được cho thuê làm công ty và quán ăn đến nay đã bỏ trống. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với khu đất nhà khách Chính phủ tại số 1 Lý Thái Tổ, có diện tích hơn 3,7ha, nằm ở vị trí đắc địa giáp ranh các quận trung tâm. Khu đất này bị bỏ hoang nhiều năm, cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng. Cổng chính luôn đóng kín, rác thải tràn lan, mùi xú uế nồng nặc trong khi vỉa hè xung quanh trở thành nơi buôn bán hàng rong và tập kết rác.
Nhiều chuyên gia dự tính số tiền thu được từ việc cho thuê các nhà, đất công đang lãng phí tại TP.HCM sẽ rất lớn. Nếu khai thông được nguồn lực này sẽ thu rất nhiều tiền để bổ sung cho các dự án hạ tầng đang khát vốn.
TS Lê Bá Chí Nhân - chuyên gia kinh tế, cho biết: "Chúng ta có thể thống nhất phạm vi cho thuê 5 năm hoặc 10 năm, có những cái không cho thuê được trong vòng hai năm thì có thể sử dụng vào mục đích công, thì kiến nghị chính phủ ban hành nghị định cho phép thực hiện có thể là 5 năm hoặc 10 năm. Trong trường hợp Nhà nước thu hồi thì trong vòng 6 tháng phải trả lại mặt bằng. Việc cho thuê được số tài sản công này, thứ nhất là tăng thu nhập cho người dân, thứ hai là thu nhập cho thành phố, thứ ba là giao diện cảnh quan của thành phố".
Người sửa xe tại căn nhà 570 Võ Văn Kiệt, Quận 1, cho biết do vị trí góc đường đắc địa, thoáng rộng nên ông rất đắt khách. Người dân tận dụng từng mét vuông đất vàng, sao thành phố lại thờ ơ lãng phí vài trăm tỷ mỗi năm như thế?
Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
0