Làng tăm hương Quảng Phú Cầu phát triển du lịch làng nghề

Xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 35km. Làng hương Quảng Phú Cầu có lịch sử nghề truyền thống hơn 100 năm. Không chỉ được gìn giữ, làng nghề tăm hương nơi đây đang bắt nhịp quá trình phát triển công nghiệp văn hóa trên mảnh đất Thăng Long.

Đặt chân đến Quảng Phú Cầu trong bất kỳ thời gian nào trong năm, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân làng tất bật với các công đoạn làm tăm hương truyền thống. Không khí lao động hằng ngày khẩn trương, nhộn nhịp. Mỗi bước chân du khách đi sâu vào làng, nghe tiếng chẻ vầu, tiếng máy xẻ, se hương, tiếng nói chuyện nhỏ to, mùi hương thơm phảng phất là nhận ra nét đặc trưng của làng hương Quảng Phú Cầu.

Tăm hương được nhuộm nhiều màu sắc rực rỡ, bó thành từng bó kích thước lớn, đầu chụm vào nhau, chân xòe tròn đều như bông hoa đang nở, được phơi dưới ánh nắng đã biến làng nghề Quảng Phú Cầu thành điểm check-in độc đáo. Không chỉ du khách trong nước, du khách quốc tế cũng theo nhau đổ về đây tham quan, tìm hiểu về làng nghề, chụp ảnh với những bó hương lên màu rực rỡ.

“Được tận mắt nhìn những hình ảnh tuyệt đẹp này thật sự rất vui. Tôi đã chụp được rất nhiều hình đẹp. Thời tiết cũng rất đẹp. Chắc chắn tôi sẽ quay lại đây cùng với gia đình. Chúng tôi đã thấy những bức ảnh về ngôi làng sản xuất hương này trên các tờ báo nổi tiếng và đó là lý do chúng tôi có mặt ở đây ngày hôm nay. Đến đây chúng tôi được tận mắt chứng kiến cách người dân tạo ra một sản phẩm tăm hương truyền thống của Việt Nam”- một du khách nước ngoài chia sẻ.

Khách du lịch về thăm làng nghề ngày càng nhiều, nhận thấy đây là tiềm năng phát triển du lịch làng nghề, nhiều hộ dân xã Quảng Phú Cầu đã dùng một góc sân, hiên nhà để xếp những bó chân hương với màu sắc đỏ, vàng, xanh… thành các “tác phẩm nghệ thuật” như bông hoa, Quốc kỳ Việt Nam, bản đồ đất nước hình chữ S. Sự sáng tạo này cùng việc đẩy mạnh quảng bá, truyền thông, làng nghề tăm hương truyền thống Quảng Phú Cầu trở thành điểm đến của du khách trong nước cũng như quốc tế.

Sở hữu nét riêng và độc đáo trong hàng ngàn làng nghề của Hà Nội, kết hợp bề dày lịch sử - văn hóa, làng nghề tăm hương truyền thống Quảng Phú Cầu đã đáp ứng "điều kiện cần" để phát triển du lịch, quảng bá tinh hoa làng nghề, tạo thêm nguồn thu cho địa phương. Nếu chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời đẩy mạnh cải tiến sản phẩm gắn với ứng dụng khoa học công nghệ trên nền tảng tri thức dân gian, tăng cường kết nối xây dựng tour tham quan, làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu sẽ có thêm "điều kiện đủ" và hứa hẹn trở thành một địa chỉ du lịch làng nghề sống động và hút khách của Thủ đô Hà Nội./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chỉ dẫn địa lý góp phần quan trọng trong việc bảo tồn di sản cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng tầm giá trị cho sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của địa phương.

Hà Nội là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng.

Khi nói về làng nghề gốm cổ của Hà Nội, chắc hẳn cái tên được nhiều người nhắc đến nhất chính là Bát Tràng. Thế nhưng, ít ai biết rằng, chỉ cách Bát Tràng dòng kênh Bắc Hưng Hải, còn có làng Kim Lan (thuộc huyện Gia Lâm) cũng ngày đêm lấm lem bụi bặm, miệt mài nhào đất nặn gốm để giữ nghề xưa.

Tương nếp Úc Kỳ là đặc sản nức tiếng của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, thơm ngọt đậm đà, nhuyễn đặc như mật và có màu vàng sậm hấp dẫn.

Hà Nội vốn được coi là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực của làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng vốn có.