Lật Mặt 7: dựng nhiều dãy nhà, có rừng hoa bất tử
Đạo diễn Lý Hải, nổi tiếng là nhà làm phim chú trọng đến tính chân thực, tỉ mỉ đến từng chi tiết trong việc tạo dựng và tìm kiếm bối cảnh quay. Hậu trường kỳ công của Lật Mặt 7: Một Điều Ước, một lần nữa, cho thấy mức độ đầu tư và sự tìm tòi nghiên cứu chưa từng có trong điện ảnh Việt.
Tái hiện căn nhà ký ức và hiện tại
Trong Lật Mặt 7, nhân vật chính là bà Hai (diễn viên Thanh Hiền) sống trong một căn nhà nên thơ bên bờ suối, nơi chứng kiến tuổi thơ của 5 người con. Rồi cũng chính căn nhà đó dần vắng bóng tiếng nói cười khi từng người con lần lượt rời tổ ấm đi tìm cuộc sống riêng, chỉ còn mình bà Hai lầm lũi hàng ngày với những kỷ niệm. Một địa điểm mà có thể vừa ghi dấu thời gian, vừa đầm ấm nhưng lại vừa thê lương, thì để khắc họa được ngần đó sắc thái quả thực không dễ.
Để tìm được bối cảnh ấy– ê kip đã cất công lặn lội và rong ruổi nhiều nơi, cho đến khi dừng chân ở Lạc Dương (Lâm Đồng), đoàn phim mới thực sự cảm nhận được hơi thở và không khí của bộ phim. Một nơi trải qua 3 mùa trong năm, xuân, thu, đông, sẽ giúp khán giả cảm nhận rõ hơn về sự chuyển động của thời gian, như chính quãng đằng đẵng mà bà Hai vẫn hàng ngày ngồi chờ các con trở về.
Vị trí này tuy đẹp như tranh vẽ nhưng lại đặt ra một thách thức lớn. Một nhà kho hoang sơ bên cạnh bãi đất trống. Nhiệm vụ của đoàn phim là phải xây dựng toàn bộ bối cảnh từ A đến Z, từng viên gạch, từng tấm tôn, đóng từng tấm ván, lắp từng miếng gỗ. Tất cả nguyên liệu được vận chuyển đường dài và mất nhiều thời gian. Sau đó, ngôi nhà phải được hoàn chỉnh với đầy đủ đồ đạc và nội thất, thật kỹ lưỡng và cần tôn lên dấu ấn thời gian trong từng chi tiết. Khía cạnh này đã nêu bật triết lý của đạo diễn rằng một bối cảnh được xây dựng tốt sẽ là yếu tố quan trọng để kể chuyện, giúp khán giả cảm nhận và thấu hiểu hơn về hành trình cảm xúc của các nhân vật.
Bên cạnh căn nhà bà Hai, đoàn phim còn xây dựng một khu nhà hình tượng bếp lửa, chưa từng xuất hiện trên màn ảnh. Không chỉ để sưởi ấm, bếp lửa là biểu tượng trên vùng cao và xứ lạnh, là tượng trựng cho sự gắn kết, ấm áp và tình yêu thương của các thành viên trong gia đình. Đạo diễn Lý Hải chia sẻ anh muốn xây dựng bối cảnh mới, độc, lạ và phải rộng lớn. Xung quanh là những tảng đá, và chính giữa là ngọn lửa cháy lên. Phần hình ảnh đặc sắc này hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả trải nghiệm điện ảnh thú vị.
Sự nỗ lực hết mình của ê kíp làm người xem gợi nhớ về dự án đầy tham vọng trước đây của đạo diễn, trong Lật Mặt 6, nơi cả một làng chiếu được phục dựng lại, y như thưở ban đầu ở Đồng Tháp.
Với cách tiếp cận có tầm nhìn của Lý Hải, thiết kế sản xuất của Lật Mặt 7 tự nó đã là một điều kỳ diệu. Bản vẽ được xây dựng từ đầu với con mắt tinh tường. Đến thực tế, mỗi vật dụng trong ngôi nhà từ cái phích, cầu thang đến bậc cửa đều được chế tác tỉ mỉ, biến những khái niệm trừu tượng như mái ấm tuổi thơ thành hiện thực hữu hình khiến người xem sẽ đắm chìm trong thế giới mà Lý Hải hình dung.
Vườn hoa bất tử lần đầu xuất hiện trên màn ảnh rộng
Hoa bất tử là biểu tượng của sự vĩnh cửu và những kỷ niệm không phai mờ. Trong bối cảnh của Lật Mặt 7, loài hoa này không chỉ là nguồn nuôi sống gia đình bà Hai mà còn là cầu nối liên kết giữa quá khứ đẹp đẽ với thực tại mong manh, đại diện cho tình cảm gia đình bất biến. Loài hoa cũng tượng trưng cho sức mạnh dẻo dai, tinh thần mạnh mẽ mà một người như bà Hai đã mang giữ để nuôi lớn từng đó người con.
Đặc biệt, đây không phải là lựa chọn thông thường của các nhà làm phim. Nhiều tác phẩm thường sẽ lựa chọn kỹ xảo hoặc hoa giả, hoặc những loài hoa sặc sỡ cho bối cảnh. Lý Hải chọn cách tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa đa dạng của Việt Nam. Anh cùng ê kíp đã đi khắp nơi, để tìm đủ hạt giống và gieo trồng cả một cánh đồng hoa bạt ngàn.
Đạo diễn Lý Hải phải tìm hiểu rất kĩ như một người nông dân thực thụ nhờ đam mê với vườn tược. Thách thức xảy đến khi nhà làm phim nhận ra hoa bất tử giờ khó kiếm hơn xưa, có thể do gu người Việt thay đổi. Sau đó là “kiếp nạn” chăm sóc và căn giờ sao cho hoa nở đúng thời điểm trong phim. Có lẽ ít có nhà làm phim nào có tâm đến mức tặng khán giả cả “triệu đóa hoa” thật như thế.
Những nỗ lực đằng sau hậu trường của Lật Mặt 7 cho thấy sự đam mê theo đuổi nghệ thuật của đạo diễn Lý Hải: xây những thứ chưa ai xây, dựng những thứ không ai dám dựng và đưa đến những khái niệm quen thuộc trong văn hóa Việt Nam bằng hơi thở điện ảnh hiện đại. Tất cả hứa hẹn cho khán giả một trải nghiệm xem phim giàu cảm xúc và khó quên.
Lật Mặt 7: Một Điều Ước dự kiến khởi chiếu 26.04.2024 (dịp lễ 30.04.2024). Phim được phổ biến đến người xem ở mức K (khán giả dưới 13 tuổi vẫn có thể xem được trong điều kiện giám sát của ba, mẹ, hoặc người giám hộ).
“Ngày xưa có một chuyện tình” là tác phẩm tiếp nối cho “Vũ trụ văn học” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lên địa hạt điện ảnh. Ngay từ những suất chiếu sớm, nhiều nhà phê bình và giới truyền thông đã dành lời khen ngợi cho bộ phim và đánh giá cao đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh trong cách xây dựng nhân vật và kết nối họ với khán giả. Liệu "Ngày xưa có một chuyện tình" có thể gây sốt với công chúng trong thời gian tới?
Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững khai mạc tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia vào tối 30/10, thu hút sự chú ý của công chúng Thủ đô.
Diễn ra từ ngày 7 - 11/11, Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ giới thiệu các tác phẩm đặc sắc của các nền điện ảnh trên thế giới, 9 bộ phim đặc sắc về Hà Nội.
Bộ phim “Đóa hoa mong manh” của đạo diễn, nhà sản xuất Mai Thu Huyền đã chính thức được giới thiệu tới công chúng và cộng đồng người Việt Nam tại Vương quốc Anh.
Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững với chủ đề "Lên tiếng cho mai sau" sẽ chính thức diễn ra từ ngày 30/10 đến 3/11 tại Hà Nội.
Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF 2024) sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 11/11/2024 tại Hà Nội. Bộ phim duy nhất của điện ảnh Việt Nam tham gia tranh tài ở hạng mục "Phim dài" là phim điện ảnh “Ngày xưa có một chuyện tình” của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh. Tác phẩm điện ảnh này cũng đang nhận về nhiều lời khen từ khán giả và giới chuyên môn.
0