Lấy phiếu tín nhiệm, nâng cao công tác đánh giá cán bộ

Hôm nay 24/10, Quốc hội bắt đầu quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Lần lấy phiếu tín nhiệm này diễn ra trong bối cảnh đặc biệt hơn so với trước, khi mà tình trạng cán bộ né tránh trách nhiệm, sợ sai đang diễn ra khá phổ biến. Yêu cầu “dám nghĩ dám làm” được đặt ra với 44 đại biểu quốc hội lần này là rất mạnh mẽ, quyết liệt.

Trong 44 vị được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm lần này, khối Chủ tịch nước có 1 người là Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, khối Quốc hội có 17 người, trong đó có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Khối chính phủ có 23 người, trong đó có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cùng với đó là Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao và  Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao. 

Trong số này có 2 nhân sự lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 4, 17 nhân sự lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2, còn lại 30 nhân sự lấy phiếu tín nhiệm lần đầu.

Khác với 3 lần trước Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm vào các năm 2013, 2014, 2018, lần này, theo Nghị quyết 96 của Quốc hội, tiêu chí đánh giá rộng hơn, cụ thể hơn, hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm cũng trực tiếp hơn. Những người có “tín nhiệm thấp” từ trên 1/2 đến dưới 2/3 tổng số phiếu thì có quyền xin từ chức. Nếu không từ chức thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm. Còn người có “tín nhiệm thấp” trên 2/3 tổng số phiếu thì sẽ tiến hành miễn nhiệm.  

Đánh giá việc lấy phiếu có ý nghĩa rất quan trọng, các đại biểu cho rằng, ngoài việc thực hiện theo quy trình, việc lấy phiếu tín nhiệm lần này còn thể hiện đánh giá cao nhất của Quốc hội đối với những vị trí quan trọng của đất nước.

Theo nội dung chương trình kỳ họp, sáng mai, Quốc hội làm việc tập trung tại hội trường. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Quốc hội thành lập Ban Kiểm phiếu và tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả của việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được chúng tôi cập nhật trên các nền tảng của Đài Hà Nội.

Các chức danh Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm

Khối Chủ tịch nước:

1. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Khối Quốc hội:

2. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

3. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn

4. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định

5. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải

6. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương

7. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh

8. Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình

9. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường

10. Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà

11. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm

12. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy

13. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga

14. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

15. Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh

16. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới

17. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng

18. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh

Khối Chính phủ:

19. Thủ tướng Phạm Minh Chính

20. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái

21. Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên

22. Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung

23. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

24. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt

25. Bộ trưởng Quốc phòng - Đại tướng Phan Văn Giang

26. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan

27. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

28. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

29. Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

30. Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan

31. Bộ trưởng Công an - Đại tướng Tô Lâm

32. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

33. Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long

34. Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị

35. Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong

36. Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc

37. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

38. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

39. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn

40. Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng

41. Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Khối cơ quan tư pháp:

42. Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình

43. Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí

Khối Kiểm toán Nhà nước:

44. Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).