Lấy văn hoá là nguồn lực phát triển Thủ đô Hà Nội
Hà Nội hướng đến phát triển bền vững dựa trên nguồn lực văn hóa mà thành phố đã cam kết khi gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Ngoài chủ trương, cơ chế, chính sách, thời gian qua Hà Nội tiếp tục đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực văn hóa. Những quy định mới và điểm ưu đãi, vượt trội dành cho phát triển văn hóa đã được nêu trong một số điều của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chính là sự tháo gỡ bước đầu cho vấn đề trọng tâm của thành phố trong phát triển công nghiệp văn hóa.
Thạc sĩ Trần Dũng Hải, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, cho biết: "Phát triển công nghiệp văn hoá là một định hướng lớn, đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho tương lai. Tôi mong rằng thành phố tiếp tục quan tâm tới vấn đề này, và trong Luật Thủ đô cần cụ thể hoá những định hướng này. Đây là cơ hội để Hà Nội có thể xây dựng những chính sách riêng đặc thù, tiếp tục khẳng định lựa chọn của mình trong đầu tư cho văn hoá, con người Thủ đô".
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã dành Điều 21 riêng về văn hóa thể thao. Trong Điều 39 về đầu tư theo đối tác công tư, Điều 41 về quản lý tài sản công và khai thác hạ tầng cũng đưa vấn đề văn hóa vào. Dự thảo luật cho phép thành phố Hà Nội áp dụng quản lý, vận hành và khai thác tài sản công theo phương thức nhượng quyền kinh doanh.
Liên quan tới công tác bảo vệ, tu bổ di tích, một số ý kiến đề xuất có sự lồng ghép, phân cấp cho Hà Nội trong quản lý, tu bổ, phát huy giá trị di sản, di tích để phù hợp với tình hình thực tế.
Việc đưa vào dự thảo Luật Thủ đô các quy định mang tính gỡ bỏ các “nút thắt” về quản lý, đầu tư sẽ giải quyết những vấn đề rất cấp bách hiện nay. Luật Thủ đô (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ hội cho Hà Nội phát triển toàn diện, trong đó điểm nhấn là sự phát triển đột phá của văn hóa.
Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.
Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.
Phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh xây dựng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ" không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.
Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 ở sân bay Gia Lâm, Hà Nội, hàng trăm loại vũ khí, khí tài hiện đại của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày.
0