Lấy ý kiến công nhận đạt chuẩn quốc gia với trường mầm non
Theo đó, những nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; các bước thực hiện đăng ký đánh giá ngoài; thành lập đoàn đánh giá ngoài; chế độ của các thành viên đoàn đánh giá ngoài;
Cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công bố kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; cấp Bằng công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia...
Ngoài ra, trong dự thảo Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo Bãi bỏ một số điều của Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non gồm: Điều 27, Điều 30, khoản 3 của Điều 17.
Về điều khoản chuyển tiếp: Đối với trường mầm non đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được thực hiện các bước tiếp theo quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT.
Thời điểm thực hiện việc đánh giá thư viện trường mầm non áp dụng theo khoản 1 Điều 27 của Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thời gian chuyển tiếp để thực hiện theo quy định từ khoản 18 đến khoản 25 Điều 1 và khoản 1, khoản 2 Điều 2 của Thông tư này không quá 03 năm (36 tháng) kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trong thời gian chuyển tiếp, quy trình đánh giá, công nhận và cấp chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục; công nhận và cấp bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38 và Điều 39 của Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT.
Trong đó, thẩm quyền quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài (tại khoản 2 Điều 29), cấp và thu hồi Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (tại khoản 1 Điều 38 và khoản 2 Điều 39) được phân cấp từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Hiệu lực văn bản dự thảo và thời gian góp ý đến hết ngày 12/08/2023.
Sáng 22/12, Ban Dân tộc thành phố phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, Đảng ủy khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số Thủ đô xuất sắc, tiêu biểu năm học 2023 - 2024.
Sáng ngày 21/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội tổ chức diễn đàn giáo dục Hà Nội năm 2024 với chủ đề: Nhà trường, nhà giáo Hà Nội phát huy truyền thống "hai tốt" tiếp tục đổi mới, sáng tạo để giáo dục đào tạo Thủ đô là trung tâm giáo dục lớn tiêu biểu của cả nước.
Lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn tham gia giao thông an toàn cho học sinh các cấp. Mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học là một giáo án, bài giảng phù hợp để tăng tính hấp dẫn đối với các em.
Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.
Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.
Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.
0