Lễ chùa đầu năm - Không gian linh thiêng ước vọng ngày xuân

Ngay từ đêm giao thừa, thời khắc thiêng liêng chuyển giao đất trời, khép lại năm cũ và chào đón một năm mới, nhiều người đã đến các cửa chùa để cầu an và xin lộc đầu năm mới với hy vọng sẽ gặp may mắn, tài lộc, mọi điều tốt lành. Năm mới Giáp Thìn 2024 đến, mỗi người đều có một mong ước, một kỳ vọng khác nhau, tuy nhiên, tất cả đều hy vọng, mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến sẽ đến với gia đình, người thân và bạn bè.

Đi lễ chùa đầu năm từ lâu đã trở thành thói quen của gia đình anh Mạnh Hải với mong muốn, cầu cho năm mới mọi người được bình an, may mắn. Một năm cũ đã qua, một năm mới đang tới mở ra nhiều kỳ vọng cho sự phát triển từ kinh tế tới đời sống xã hội. Với anh Hải, một tâm thế tốt, một niềm tin tích cực, sẽ mang lại những thành công nhất định trong năm mới.

Anh Nhữ Mạnh Hải - Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ, tôi tin rằng với một năm rồng vàng này thì nền kinh tế của chúng ta sẽ được phát triển mãnh mẽ, trỗi dậy mạnh mẽ và tất cả các công việc kinh doanh của các DN từ sản xuất đến tiêu dùng tốt hơn và với bản thân mỗi người sẽ tìm đc sự bình an và lan tỏa giá trị…

Lễ chùa đầu năm  - Không gian linnh thiêng ước vọng ngày xuân

Chị Lại Thị Hải Lý - Hoa hậu Áo dài Việt Nam 2022 chia sẻ, ông bà ta có câu Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi, muối có màu trắng đại diện cho sự tinh khiết và vị mặn đại diện sự mặn nồng, đây cũng là những lời ước nguyện đầu năm.

Em Nhữ Hoàng Thục Quyên - Học sinh chia sẻ, tôi vẫn đang rất hân hoan, vui mừng chào năm mới vì sẽ có những trải nghiệm mới, người bạn mới. Ước vọng của tôi năm nay có thể hoàn thành cấp 2 xuất sắc và thi đỗ trường cấp 3 đúng ước nguyện...

Dịp Tết cổ truyền không chỉ là ngày lễ lớn của dân tộc mà còn là khoảng thời gian sum họp gia đình

Với nhiều người, dịp Tết cổ truyền không chỉ là ngày lễ lớn của dân tộc mà còn là khoảng thời gian quý giá để tạm gác lại những tất bật, lo toan của năm cũ, những kế hoạch công việc còn dang dở, thay vào đó là một tinh thần mới, khí thế mới để đón một năm mới thật nhiều niềm vui và dự định mới.

Em Bùi Minh Đức - Học sinh chia sẻ, con mong muốn con học giỏi hơn, khỏe mạnh hơn, đạt nhiều điểm 10 và được vinh danh các tháng...

Tết cổ truyền với nhiều phong tục đẹp

Chị Ngô Thị Huệ - Quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ, trong năm 2024 thì với gia đình hiện tại mình thấy đã đầy đủ rồi và mong muốn ngoài công việc ra cũng có thêm vài dự định nho nhỏ như kinh doanh thêm vài mặt hàng online để tăng thu nhập cũng như có thêm mối quan hệ trong cuộc sống.

Tết cổ truyền là dịp lễ truyền thống lớn nhất trong năm, có ý nghĩa lớn lao trong tâm thức mỗi người dân Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung.

Dù cuộc sống ngày nay với nhiều hối hả, bận rộn nhưng Tết cổ truyền với nhiều phong tục đẹp luôn được người dân gìn giữ từ bao đời nay, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.

Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.

Tiếp nối thành công của triển lãm "Showcasing Vietnam Art" tại Kuwait, nơi Ngô Đức Hoàng giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam ra bạn bè quốc tế, "Hồn dó" tiếp tục khai thác chất liệu giấy dó truyền thống để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.