Lễ đón Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ thăm chính thức Việt Nam
Sau 28 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm triển khai quan hệ đối tác toàn diện, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những bước tiến dài, phát triển sâu rộng, thực chất và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, ở cả ba cấp độ song phương, khu vực và quốc tế. Kể từ năm 2000 đến nay, các chuyến thăm cấp cao và các cấp đã diễn ra thường xuyên giữa hai nước, qua đó tăng cường hiểu biết và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương. Lãnh đạo hai nước thường xuyên có các cuộc điện đàm. Đáng chú ý, cuộc điện đàm cấp cao ngày 29/3/2023 giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden đã khởi động, định hướng cho các hoạt động kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, cũng như định hướng cho quan hệ hai nước trong những thập kỷ tiếp theo.
Theo đó, Mỹ duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 07 của Mỹ, đồng thời là đối tác lớn nhất ở khu vực ASEAN. Kim ngạch thương mại song phương tăng bình quân khoảng 16%/năm. Tính từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1995 đến nay, tăng trưởng thương mại hai nước đã tăng từ 450 triệu USD lên mức hơn 123 tỷ USD năm 2022. Đến năm 2023 này, Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 trên tổng số 108 nước đầu tư tại Việt Nam với hình thức đầu tư đa dạng, khoảng 1200 dự án, tổng vốn đạt gần 11,4 tỷ USD. Trong năm 2022, đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam đạt 748 triệu USD, đứng thứ 8 trên 108 trong số các nước và vùng lãnh thổ có FDI tại nước ta. Tính riêng 2 tháng đầu năm 2023, tổng đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt khoảng 11,68 triệu USD. Ở chiều ngược lại, Việt Nam đang có 230 dự án đầu tư tại Mỹ, với tổng vốn đăng ký 1,26 tỷ USD. Mỹ đứng thứ 7 trong số 80 nước và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam.
Những thành quả tốt đẹp của mối quan hệ song phương trong gần ba thập kỷ qua là cơ sở để khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Việt Nam sẽ tiếp tục là dấu mốc có ý nghĩa trên hành trình chung của hai nước vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển bền vững tại khu vực và trên thế giới.
Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”, trong đó nhấn mạnh cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, hôm nay, 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.
Trong buổi làm việc sáng 5/11, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội quan tâm đến quy định chính sách về nhà ở đối với đội ngũ sĩ quan quân đội.
Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết "Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả". Đài Hà Nội trân trọng đăng toàn văn bài viết.
Ban Bí thư điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Sáng 5/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
0