Lễ hội đầu Xuân tại Hà Nội an toàn, văn minh

Theo thông lệ hằng năm, những ngày đầu xuân cũng là thời điểm bắt đầu mùa lễ hội. Trên địa bàn Hà Nội hiện có 1.206 lễ hội các loại. Với sự chuẩn bị tốt của các địa phương, mùa lễ hội xuân năm 2024 cơ bản diễn ra bình yên, an toàn, văn minh.
Lễ rước tại đền Gióng đông người nhưng trật tự

Lễ khai hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn) diễn ra ngày mồng 6 tháng Giêng vừa qua. Bắt đầu từ 6 giờ 45 phút nhưng ngay từ tờ mờ sáng đã có rất đông người dân và du khách thập phương đổ về Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc để làm lễ, hòa mình vào không gian lễ hội đầu xuân. Tại đền Hạ và đền Mẫu, người xin dò tre đông nghịt nhưng không còn tình trạng tranh cướp lộc như trước. Nhiều người cũng tham gia trải nghiệm các trò chơi dân gian, đánh đu, xin chữ... tạo nên không khí tưng bừng cho lễ hội.

Ban tổ chức có bố trí điểm tán lộc tại cung cấm của đền Thượng. Tất cả các du khách xin giò hoa tre hay lá trầu cau thì đều được BTC tán lộc. Từ đó bà con nhân dân hiểu đúng về nghi lễ tất lộc, chứ không phải tranh cướp thì mới có lộc.

Ông Tống Giang Phúc – Trưởng phòng văn hoa thông tin Huyện Sóc Sơn

Một trong những lễ hội không thể bỏ qua khi đi du lịch miền Bắc là lễ hội chùa Hương. Chủ để “An toàn-văn minh-thân thiện” đang được huyện Mỹ Đức nỗ lực thực hiện. Điểm mới năm nay là Ban tổ chức giao việc điều hành vận chuyển thuyền đò phục vụ du khách cho Hợp tác xã Du lịch chùa Hương. Tình trạng cò mồi, chèo kéo, dẫn khách từ xa đã bị xóa bỏ.

Những năm trước đi lễ hội chùa Hương thường bị chèo kéo, bắt khách từ ngoài đường vào, và vấn đề thuyền bến bãi vẫn chưa được quy củ. Năm nay đã khác hẳn, các vấn đề an ninh, thuyền được sắp xếp vé, không còn tình trạng chèo kéo, lộn xộn thuyền đò.

Anh Đào Anh Thắng – Huyện Đông Anh

Du khách năm nay rất khen Ban tổ chức làm quy củ, trách nhiệm và lễ hội an toàn. Đặc biệt là việc sắp xếp thuyền đò của Ban tổ chức khác lạ so với mọi năm.

Ông Nguyễn Bá Hiển – Phó trưởng ban tổ chức Lễ hội Chùa Hương năm 2024

Tính đến ngày 3/3, danh thắng Hương Sơn đã thu hút hơn 450 nghìn lượt khách đến tham quan, trẩy hội. Du lịch Thủ đô cũng đón 4,23 triệu lượt khách trong 2 tháng đầu năm.

Đến thời điểm này, có trên 400 lễ hội của Hà Nội đã được tổ chức văn minh, an toàn, vui tươi, tiết kiệm. Đặc biệt, lượng khách dự hội tăng cao so với những năm trước. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.

Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.

Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.

Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.

UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.

Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11 - 1/12 tại Hà Nội.