Lễ hội Sen - Định vị thương hiệu văn hóa, du lịch Thủ đô | Hà Nội tin mỗi chiều
Lễ hội Sen - Định vị thương hiệu văn hóa, du lịch Thủ đô
Tối 12/7, Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 mang chủ đề “Sắc sen Hà Nội” đã khai mạc. Đây là một trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Sự kiện lần đầu tiên được tổ chức, hướng tới mục tiêu định vị thương hiệu văn hóa, du lịch Thủ đô đã thu hút đông đảo du khách trong, ngoài nước.
Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 diễn ra trong năm ngày, từ ngày 12 đến ngày 16/7 tại không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ, ngõ 612, đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội.
Theo Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến, Trưởng ban tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, đây là một trong những hoạt động thiết thực mà quận Tây Hồ thực hiện nhằm hiện thực hóa Chương trình số 06 ngày 17/03/2021 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025.
Cùng với đó là Nghị quyết số 09 ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Từ đó hiện thực hóa mục tiêu xây dựng quận Tây Hồ thành một trung tâm văn hóa du lịch của Thủ đô.
Đánh giá về ý nghĩa của Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, hoa sen mang biểu tượng tinh thần, cốt cách, tâm hồn người Việt. Vì thế việc Thủ đô Hà Nội tổ chức Lễ hội Sen là rất cần thiết và nên tổ chức định kỳ hằng năm để không chỉ góp phần lan tỏa giá trị của hoa sen trong đời sống người Việt, mà còn phát triển các sản phẩm văn hóa, du lịch, thương mại mang thương hiệu sen Việt ra thế giới.
Bên cạnh các hoạt động chính nhằm tôn vinh giá trị của sen, giới thiệu sản phẩm OCOP về sen Hà Nội cùng nhiều hoạt động trải nghiệm độc đáo, lễ hội còn có những sự kiện mang tính cộng đồng như: phần trình diễn kỷ lục của khoảng 1.000 người mặc áo dài có họa tiết về sen; hành trình đạp xe quanh hồ Tây với sự tham gia 7.000 người là khách mời, các đoàn thể, người dân và du khách.
Người dân và du khách có thể tham gia đồng hành, hưởng ứng sự kiện để góp phần lan tỏa, quảng bá sự kiện văn hóa độc đáo của Hà Nội. Trong khuôn khổ sự kiện, người dân và du khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật độc đáo làm từ hoa sen, để từ đó cảm nhận sâu sắc hơn tinh thần, giá trị của sen trong đời sống của người Việt.
Theo Phó Chủ tịch Hội Lữ hành Việt Nam Phùng Quang Thắng, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc là sự kiện rất được mong chờ. Với các doanh nghiệp lữ hành, đây là hoạt động cần thiết để gợi mở xây dựng các tour, tuyến du lịch mới cho Hà Nội.
Quận Tây Hồ với hơn 70 di tích, lại có không gian sen độc đáo vào mùa hè, là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch văn hóa trải nghiệm. Lễ hội Sen Hà Nội có thể phát triển thành sản phẩm du lịch độc đáo, trở thành điểm hẹn cho du khách vào mùa hè, góp phần gia tăng lượng khách trong nước và quốc tế đến với Thủ đô.
Tuy nhiên, để lan tỏa giá trị của sen Hà Nội, và để Lễ hội Sen trở thành điểm đến văn hóa, du lịch hằng năm cho du khách, quận Tây Hồ cần phải có chính sách liên kết các điểm du lịch trên địa bàn; xây dựng thêm những hoạt động đặc sắc khi vào mùa sen như giới thiệu ẩm thực với những món ngon về sen; các chương trình nghệ thuật gắn với mùa sen...
Mở rộng khung giờ khám bệnh ở viện Bạch Mai
Theo PGS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, số lượng bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian qua ngày càng tăng, từ 8.000 - 10.000 người/ngày. Điều này gây ra tình trạng ùn ứ bệnh nhân cục bộ, người bệnh phải xếp hàng, chờ đợi lâu, gây mỏi mệt, bức xúc.
Trước tình trạng trên, Bệnh viện Bạch Mai đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó mở rộng khung giờ khám được coi là giải pháp then chốt nhằm giảm tải tình trạng quá tải bệnh nhân.
Từ ngày 1/8, Bệnh viện Bạch Mai sẽ thực hiện khám ngoài giờ hành chính, từ 17 - 21 giờ để người dân làm việc tại các cơ quan, đơn vị vẫn có thể đi khám bệnh mà không ảnh hưởng đến công việc.
Ngoài ra, để thực hiện mục tiêu tất cả người bệnh đều được khám bệnh trong ngày, bệnh viện đã bố trí bộ phận tiếp đón và mở một số bàn khám từ 5- 6 giờ sáng để phục vụ người bệnh, chủ yếu những người tỉnh xa. Người dân có thể lấy số từ 4 giờ sáng để chờ khám ca sớm lúc 5 giờ. Bệnh viện sẽ bố trí khám nhiều khung giờ khác nhau để người dân có thể lựa chọn cho phù hợp với điều kiện của mình.
Bệnh viện Bạch Mai cũng đã triển khai khám chữa bệnh cho người bệnh có và không có thẻ BHYT vào cả ngày thứ bảy và chủ nhật cũng như tất cả các ngày trong tuần. Với chất lượng dịch vụ tốt, đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và giá khám không thay đổi, bệnh nhân có thêm lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh cá nhân, gia đình mình.
Đặc biệt, viện Bạch Mai cũng đẩy mạnh chuyển đổi số, giúp người bệnh có thể đăng ký khám chữa bệnh qua đường dây nóng, online, qua ứng dụng di động… Đến nay, mỗi ngày trung bình có 2.000 - 2.500 người đăng ký khám qua các hình thức mới này.
Việc chủ động đăng ký khám bệnh giúp giãn thời gian khám trong ngày, tránh ùn tắc, quá tải cùng một khung giờ… Người bệnh không phải chờ đợi lâu, không tạo áp lực cho người thầy thuốc, từ đó chất lượng khám bệnh, tư vấn sẽ nâng cao.
PGS Đào Xuân Cơ cũng khuyến cáo người dân đặt lịch khám trên app hoặc qua tổng đài để tránh việc phải chờ đợi quá lâu, gây ùn ứ cục bộ tại một số thời điểm.
Tại nhiều nước trên thế giới, người dân đi khám bệnh đều đặt lịch hẹn khám trước, rất thuận tiện cho người bệnh và cả bác sĩ. Tuy nhiên, tại Việt Nam người dân chưa có thói quen đặt lịch trước, điều này gây ra tình trạng ùn ứ cục bộ tại một số thời điểm.
Hiện tại, người dân chủ yếu đi khám bệnh vào buổi sáng, số lượng người khám buổi chiều rất ít. Do vậy, nếu người dân đăng ký khám trước sẽ giúp phân bố đều thời gian và nhân lực trong ngày. Bệnh nhân không phải chờ đợi, bác sĩ sẽ phân bổ được thời gian đều trong ngày cho mỗi bệnh nhân.
- Thảm họa làm đẹp khi đặt niềm tin nhầm chỗ | Hà Nội tin mỗi chiều
- Không chủ quan với bệnh bạch hầu | Hà Nội tin mỗi chiều
- Lướt - Nghe - Xem - Đọc - Chạm với ứng dụng Hanoi On | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội lần đầu tổ chức Lễ hội Sen | Hà Nội tin mỗi chiều
- Người dân cần cẩn trọng với chiêu dụ sở hữu kỳ nghỉ | Hà Nội tin mỗi chiều
Tối 17/11, ở chùa Bái Đính, một chương trình đặc biệt - Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại” một lần nữa khiến hàng ngàn khán giả cả nước rơi nước mắt.
Sẽ có gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025. Thông tin này được Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra trong phần tham luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức ngày 16/11.
Với những người trẻ, các hoạt động sôi nổi ở phố đi bộ Hồ Gươm có lẽ là điểm đến không thể thiếu mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động tại phố đi bộ còn có cả các buổi phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội với ekip khá chuyên nghiệp. Thế nhưng, ngay dưới bộ dụng cụ hành nghề của những ekip này đều gắn logo quảng cáo trá hình cho trang web cờ bạc như OK VIP.
Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong một ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.
Hiện nay, tình trạng vỉa hè tại nhiều tuyến đường đang bị lấn chiếm một cách vô tội vạ. Lối đi dành riêng cho người đi bộ giờ lại hoá thành nơi buôn bán.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, khi có những tiêu chí thế nào là mê tín dị đoan, Bộ sẽ phát triển các công cụ mà nhìn vào hình ảnh có thể đánh giá được hành vi và báo sang Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để xử lý.
0