Lễ hội Thiết kế Sáng tạo kéo dài thêm hai ngày

Để đáp ứng nhu cầu tham quan và tham gia các hoạt động tại Lễ hội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã điều chỉnh thời gian, kéo dài thêm 2 ngày và kết thúc vào ngày 28/11.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, quyết định mở cửa thêm hai ngày Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 là để đáp ứng nhu cầu tham quan và tham gia các hoạt động tại Lễ hội.

Trong thời gian hai ngày này, tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm sẽ mở cửa từ 8 giờ 30 đến 21 giờ các ngày 25, 26/11 và từ 8 giờ 30 đến 18 giờ các ngày 27, 28/11; tại Tháp nước Hàng Đậu giữ nguyên lịch như trước. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục vận hành, bố trí lực lượng đón khách tham quan theo thời gian điều chỉnh đảm bảo an toàn.

Nhà máy Xe lửa Gia Lâm sẽ mở cửa từ 8 giờ 30 đến 21 giờ các ngày 25, 26/11 và từ 8 giờ 30 đến 18 giờ các ngày 27, 28/11

Tính đến thời điểm này, sau 9 ngày tổ chức, Lễ hội thu hút khoảng 160 nghìn lượt khách và dự kiến khi kết thúc Lễ hội sẽ tăng lên khoảng 200 nghìn lượt khách. Trong đó, địa điểm chính tổ chức Lễ hội là Nhà máy Xe lửa Gia Lâm vào các ngày cuối tuần, lượng khách tăng mạnh, đạt tới 3 vạn lượt khách mỗi ngày, còn các ngày trong tuần đạt từ 5 - 7 nghìn lượt khách. Tháp nước Hàng Đậu cũng thu hút 3 nghìn lượt khách mỗi ngày, tăng gấp 3 lần so với kế hoạch đón tiếp ban đầu.

Đông đảo khách thăm quan tháp nước Hàng Đậu

Quyết định mở cửa thêm hai ngày thăm quan đã cho thấy sự thành công ấn tượng của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023. Không chỉ tổ chức tốt tại một di sản công nghiệp, mà còn có nhiều hoạt động sáng tạo độc đáo, phù hợp với xu thế hiện nay, đặc biệt đối với giới trẻ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.