Lễ hội vật cầu Thuý Lĩnh

Ai về Thúy Lĩnh mà xem - Làng tôi mở hội tháng giêng Vật Cầu. Từ ngày mùng 4 dến mùng 6 tháng giêng, quận Hoàng Mai đã mở hội vật cầu truyền thống, một môn thể thao mang đậm nét văn hóa dân gian đặc sắc của cha ông truyền lại.

Lễ hội vật cầu của làng Thúy Lĩnh có từ thời vua Lý Thánh Tông. Thái tử Linh Lang, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông, thường tổ chức lễ hội vật cầu để quân sĩ vui chơi mỗi dịp tết đến xuân về và cũng là cách để ông rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ. Hằng năm, lễ hội vật cầu Thúy Lĩnh được địa phương tổ chức tại sân đình Thúy Lĩnh để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại vương và cũng là dịp để người dân Lĩnh Nam thể hiện truyền thống thượng võ, là cách gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Lễ hội năm nay được sự chỉ đạo chặt chẽ từ khâu tổ chức, điều hành, tập luyện, truyền thông. Chính quyền địa phương đã sớm họp dân, thống nhất trong nhân dân, bầu Ban Tổ chức lễ hội, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đoàn thể, từng thành viên, đảm bảo điều hành lễ hội hiệu quả, trang trọng phần lễ, vui tươi phần hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng cho các chiến sĩ Điện Biên, chiếc huy hiệu ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.