Lễ hội Xuân quê hương 2024 tại Fukuoka - Nhật Bản

Ngày 21/01, tại Công viên Tenjinchuo, trung tâm thành phố Fukuoka, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka, Hội người Việt Nam tại Fukuoka, và Hiệp hội Xúc tiến thương mại và đầu tư Việt Nam tại Kyushu đã tổ chức Lễ hội Xuân quê hương 2024.

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Vũ Chi Mai - Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka, chia sẻ niềm vui khi được chào đón Xuân mới tại Fukuoka. Bà nhấn mạnh rằng, sự kiện này không chỉ là dịp để chia sẻ văn hóa Việt Nam mà còn là cơ hội để mở rộng mối quan hệ, tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa cộng đồng người Việt và Nhật Bản.

Lễ hội đã thu hút đông đảo cộng đồng kiều bào Việt Nam và bạn bè quốc tế tới tham dự, tạo nên một không khí hân hoan, kết nối tình cảm và giao lưu văn hóa độc đáo giữa hai quốc gia.

Bà Vũ Chi Mai - Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka

Bà Omagari Akie, Phó Thống đốc tỉnh Fukuoka, trong bài phát biểu khai mạc, không khỏi khen ngợi sự đóng góp tích cực của cộng đồng người Việt: “Hiện nay, cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống tại tỉnh Fukuoka lớn nhất là cộng đồng người Việt Nam và họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tôi nghe tin kỷ lục về mặc áo dài cũng đã đạt được với sự tập trung đông đảo của cộng đồng người Việt Nam cũng như Nhật Bản, tôi đánh giá rất cao và vui mừng cho sự phát triển này của các bạn”.

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Fukuoka, Phó Trưởng ban tổ chức lễ hội bày tỏ kỳ vọng rằng sự kiện sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng người Việt tại Nhật Bản văn minh, đoàn kết và trở thành điểm sáng trong cộng đồng quốc tế tại Fukuoka.

4 cá nhân có đóng góp xuất sắc trong việc phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản

Tại buổi lễ, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho 4 cá nhân có đóng góp xuất sắc trong việc phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, bao gồm ông Matsuo Tosho - Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Fukuoka - Việt Nam; ông Kato Shuichiro - Giám đốc bộ phận liên kết y tế, Bệnh viện Harasanshin, Nhật Bản; ông Trần Đăng Xuân - Giáo sư Đại học Hiroshima, Nhật Bản; và ông Nguyễn Duy Anh - Hiệu trưởng Học viện tiếng Nhật GAG, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản.

Trình diễn áo dài tại lễ hội

Tại lễ hội, Tổ chức Kỷ lục Người Việt toàn cầu - VietWorld đã xác nhận kỷ lục cho hoạt động “Áo dài xếp hình bản đồ Việt Nam ở nước ngoài (1.500 người). Tiến sĩ Ngô Quang Xuân, Phó Chủ tịch trung ương Hội kỷ lục gia Việt Nam (Vietkings) đánh giá, kỷ lục này không chỉ mang ý nghĩa về con số mà mang trong đó là niềm tự hào riêng có của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản nói riêng và cả người Việt Nam trên khắp thế giới.

Các đại biểu thực hiện nghi thức "Khai bút đầu năm"

Ban tổ chức cùng khách mời Nhật Bản tham dự cùng thực hiện nghi thức "Khai bút đầu năm". Ngoài ra, lễ hội có khoảng 70 gian hàng giới thiệu về ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao cũng như hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và Nhật Bản…

Trong khuôn khổ lễ hội, Ban tổ chức đã tái hiện một cách chân thực và trọn vẹn nhất các hoạt động văn hóa truyền thống của Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán như viết câu đối, chơi cờ người, ném còn, múa sạp…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm mỹ thuật “Người Hà Nội & Qua miền Tây Bắc” là hoạt động văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Tòa nhà di sản 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, tòa biệt thự có kiến trúc Đông Dương vừa được thành phố trùng tu để trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội.

“Những ngày Văn học châu Âu”- một sự kiện thường niên do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu (EUNIC) tổ chức, đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Chương trình năm nay kéo dài đến ngày 19/5 và giới thiệu những tác phẩm nữ quyền và queer (đa dạng tính dục) của các nhà văn trẻ, gợi mở những hướng tiếp cận khác từ những tác phẩm kinh điển của văn chương châu Âu.

Xẩm tàu điện giờ chỉ còn lại trong các câu chuyện của ký ức mà những thế hệ trước kể lại. Thế nhưng, thời gian gần đây, người dân và du khách Thủ đô lại đâu đó bắt gặp được hình ảnh này trong một tour du lịch đêm độc đáo với tên gọi “xẩm on the bus”.

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Việc cắt tỉa, đốn hạ cây sâu mục trước mùa mưa bão là cần thiết. Nhưng cắt trụi cành, đến mức không còn lại đến một cái lá, thì lại là chuyện bất bình thường. Tại phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, hàng chục cây xanh cao lớn đang tỏa bóng mát đã bị xử lý như vậy.