Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng CSCĐ

Ngày 14/4, tại Trường đua F1 khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội), Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng CSCĐ (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; cùng các đồng chí lãnh đạo ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương; các đồng chí lãnh đạo Bộ, nguyên lãnh đạo Bộ Công an.

Với những thành tích vẻ vang, Bộ Tư lệnh CSCĐ vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Thiếu tướng Lê Văn Hà, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động trên xe chỉ huy mở màn duyệt đội ngũ.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tích, chiến công xuất sắc của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng CSCĐ đã đạt được trong suốt 50 năm qua. Lực lượng CSCĐ không ngừng lớn mạnh về mọi mặt; dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không quản khó khăn, gian khổ, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, sẵn sàng hy sinh bảo vệ chế độ, bảo vệ dân tộc. Những thành tích, chiến công của lực lượng CSCĐ bắt nguồn từ sự giáo dục, rèn luyện và sự quan tâm đặc biệt, dày công chăm lo, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an qua các thời kỳ.

Đồng thời, những thành tích, chiến công đó là kết quả của sự đoàn kết, thống nhất, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả, đồng bộ của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị; sự tin tưởng, ủng hộ hết sức to lớn của Nhân dân; sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Vì vậy, thủ tướng khẳng định lực lượng CSCĐ xứng đáng là đội quân anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho lực lượng CSCĐ.

Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và toàn thể cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an nhân dân (CAND), thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cá nhân đồng chí Thủ tướng Chính phủ dành cho lực lượng CAND. Lực lượng CAND hứa với Đảng, Nhà nước sẽ lĩnh hội đầy đủ, quán triệt nghiêm túc và triển khai thực hiện hiệu quả những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục phát huy truyền thống Anh hùng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức hoàn thành xuất sắc mục tiêu đã đề ra, tập trung xây dựng lực lượng CSCĐ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại để xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã dành cho lực lượng CAND nói chung, lực lượng CSCĐ nói riêng.

Cũng trong buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã xuống thăm 25 khối đại diện cho từng đơn vị trực thuộc Bộ tư lệnh. Hơn 5.000 cán bộ chiến sĩ, đại diện cho gần 33.000 cán bộ, chiến sĩ lực lượng CSCĐ toàn quốc thực hiện diễu binh, trình diễn động tác "đúng, đều, mạnh mẽ, đẹp, thống nhất". Các đại biểu được chứng kiến các chiến sĩ CSCĐ biểu diễn võ thuật, khí công, dùng tay đấm vỡ chồng ngói, dùng tay chặt gạch, nằm lưng trần trên bàn chông, đi chân trần qua đống thủy tinh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp xuống thăm và động viên lực lượng CAND.

Cũng trong lễ kỷ niệm này, Bộ tư lệnh CSCĐ sẽ huy động, tập hợp hơn 100 trang thiết bị, xe đặc chủng như xe chỉ huy, xe tác chiến chống bạo loạn, xe chống khủng bố, xe bọc thép chống đạn, xe phá sóng... phục vụ công tác chiến đấu, huấn luyện để diễu hành, biểu dương lực lượng trong lễ kỷ niệm. Đây là lần đầu tiên CSCĐ tập hợp các phương tiện đặc chủng hiện đại nhất, nhiều nhất từ trước đến nay.

CSCĐ là lực lượng vũ trang "ăn ở tập trung, chiến đấu như quân đội", được trang bị các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị, phương tiện đặc chủng hiện đại thực hiện nhiệm vụ vũ trang, bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Ngày 15/4/1974, Bộ Công an tổ chức trọng thể lễ ra mắt lực lượng Cảnh sát bảo vệ (nay là lực lượng CSCĐ). Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng CSCĐ đã lập được nhiều thành tích, chiến công xuất sắc đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội...

Nhiều hoạt động ý nghĩa đã được tổ chức trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng CSCĐ.

Trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng CSCĐ, nhiều hoạt động ý nghĩa đã được tổ chức như: Phổ biến, quán triệt đến cán bộ, chiến sĩ CAND Đề cương tuyên truyền 50 năm lực lượng CSCĐ; biên soạn, xuất bản cuốn "Biên niên sự kiện lịch sử lực lượng CSCĐ (1974 - 2024); Xuất bản cuốn "Kỷ yếu ảnh lực lượng CSCĐ 50 năm truyền thống vẻ vang"; Xây dựng phòng truyền thống của Bộ Tư lệnh CSCĐ; tổ chức Cuộc thi viết và Trại sáng tác âm nhạc, văn học với chủ đề "CSCĐ – Lá chắn thép bảo vệ bình yên cuộc sống"; Cuộc thi ảnh nghệ thuật và Trại sáng tác mỹ thuật về đề tài "CSCĐ - 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành"; Hội trại thanh niên và tuyên dương gương Thanh niên CSCĐ tiêu biểu lần thứ III trong toàn lực lượng CSCĐ; Tổ chức các hoạt động "đền ơn, đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn", thăm hỏi các gia đình chính sách, các thương, bệnh binh, cán bộ hưu trí, gia đình cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn vào dịp kỷ niệm...

Một số hình ảnh của buổi lễ:

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng 400 ha rừng tràm sản xuất tại huyện Giang Thành, thuộc Sư đoàn 330, Quân khu 9 quản lý, đang cháy lớn. Hơn 550 chiến sĩ được huy động dập lửa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được ghi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX. Trong thắng lợi vĩ đại ấy, không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn của đội dân công cùng những chiếc “xe đạp thồ” ngày đêm âm thầm ra trận phục vụ chiến dịch.

Chương trình hoạt động của Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ về việc đảng viên đăng ký đảm nhận nhiệm vụ khó khăn, phức tạp đã tạo đột phá. Nhiều việc mới được hoàn thành, những việc khó tồn tại nhiều năm đã được các đảng viên đưa ra giải pháp tháo gỡ.

Để kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vào ngày 2/5 tới đây, Đài Hà Nội sẽ tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt mang tên "Từ mùa Hè Điện Biên đến mùa Thu Hà Nội". Chương trình sẽ được tổ chức tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô và được truyền hình trực tiếp trên kênh H1, kênh phát thanh FM96, ứng dụng Hanoi On và các nền tảng số của Đài Hà Nội. Công tác chuẩn bị, tập luyện cho chương trình đang được tích cực triển khai.

Hiện các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đang từng bước đưa vận tải đường sắt đô thị vào hoạt động. Điều này đã thúc đẩy việc sử dụng phương tiện công cộng của người dân, góp phần từng bước giải quyết nhiều vấn đề giao thông tồn tại.

Sau một năm thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về "Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, đến nay huyện Hoài Đức đã đạt được kết quả khả quan. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng cảnh sát hành chính, công an các xã, thị trấn.