Lịch sử các kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ

Trong giai đoạn lịch sử từ năm 1788 - 2020, nước Mỹ đã trải qua 59 cuộc bầu cử tổng thống, và Tổng thống Joe Biden là vị Tổng thống thứ 46 của xứ sở cờ hoa. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thứ 60 sắp tới để tìm ra vị Tổng thống thứ 47 sẽ là một trong những cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử hiện đại của nước này, do viễn cảnh mà hai ứng cử viên đặt ra cho Mỹ và thế giới hoàn toàn trái ngược nhau, với những sự kiện chưa từng có tiền lệ.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1788 là cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên. Nó được tổ chức trong thời gian từ thứ Hai (15 tháng 12 năm 1788) đến thứ Bảy (10 tháng 1 năm 1789), dưới sự phê chuẩn Hiến pháp mới năm 1788. Thông qua quy trình bầu cử, ông George Washington được nhất trí bầu làm Tổng thống đầu tiên, còn John Adams được bầu làm Phó Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Đây là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ duy nhất kéo dài hai năm dương lịch (1788 và 1789). Kể từ khi George Washington được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Mỹ vào năm 1789, nước Mỹ đã có tổng cộng 46 người nắm giữ vị trí quyền lực cao nhất. Dưới đây là tóm tắt những ứng cử viên đã giành được vị trí tổng thống trong lịch sử bầu cử nước Mỹ tính đến nay:

Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ gần đây nhất vào năm 2020, ứng cử viên Tổng thống Mỹ Đảng Dân chủ Joe Biden đã nhận được 55 phiếu đại cử tri của bang California, bang đông dân nhất nước Mỹ, để chính thức vượt mốc 270 phiếu đại cử tri cần thiết, qua đó trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Mặc dù báo chí thế giới coi ông Joe Biden là người thắng cuộc trong bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, nhưng Tổng thống Donald Trump không chấp nhận và thực hiện một loạt vụ kiện nhằm lật ngược tình thế, gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên trong lịch sử Mỹ, từng có không ít các cuộc bầu cử gây tranh cãi kéo dài vì nhiều lý do.

Tiêu biểu trong đó có thể kể đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1800. Đây là cuộc bầu cử diễn ra khi các đảng phái chính trị đầu tiên ở Mỹ đang hình thành. Khi đó, quy trình đại cử tri rất khác ngày nay. Mỗi đại cử tri bỏ phiếu bầu cho hai ứng cử viên và ai nhận được nhiều phiếu nhất sẽ thành tổng thống, còn người về nhì sẽ là phó tổng thống. Theo quy trình này, ông Thomas Jefferson và Aaron Burr - người mà ông chọn là Phó Tổng thống liên danh - đều giành được 73 phiếu đại cử tri do hiểu lầm trong khâu thống nhất ứng viên giữa các đại cử tri Đảng Dân chủ - Cộng hòa khi đó. Trong khi đó, đối thủ của ông Jefferson là Tổng thống đương nhiệm lúc bấy giờ John Adams, thành viên Đảng Liên bang đối thủ, chỉ giành được 65 phiếu đại cử tri.

Vậy là lần đầu tiên trong lịch sử, cuộc bầu cử được đưa ra Hạ viện để phân định xem ai trong số hai chính khách đến từ cùng một đảng là Jefferson và Burr sẽ trở thành tổng thống. Alexander Hamilton, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ, đã thay đổi tình thế bằng cách vận động các thành viên Đảng Liên bang cùng ủng hộ ông Jefferson. Sau 35 lần bỏ phiếu trong vòng một tuần, Hạ viện Mỹ cuối cùng quyết định ủng hộ ông Jefferson làm Tổng thống và ông Burr làm Phó Tổng thống. Đây cũng là tiền đề để Tu chính án số 12 của Hiến pháp Mỹ ra đời, quy định tách bạch giữa bầu cử tổng thống và phó tổng thống.

Tiếp theo, chúng ta có thể kể đến cuộc bầu cử Mỹ năm 1824. Thay vì chạy đua giữa Đảng Liên bang và Đảng Dân chủ Cộng hòa như trước, tất cả 4 ứng viên trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1824 đều là người của Đảng Dân chủ Cộng hòa bởi lúc này Đảng Liên bang đã tan rã. Ứng viên Andrew Jackson giành gần 39.000 lá phiếu phổ thông và 99 lá phiếu đại cử tri. Trong khi đó, Ngoại trưởng John Quincy Adams giành 84 phiếu đại cử tri, Bộ trưởng Tài chính William Crawford 41 phiếu và Chủ tịch Hạ viện Henry Clay 37 phiếu. Do không ứng viên nào giành đa số phiếu đại cử tri, Hạ viện một lần nữa phải can thiệp và quyết định lựa chọn một trong ba ứng viên, trừ ông Clay là ứng viên ít phiếu nhất. Thời điểm đó, ông Jackson tin chắc sẽ đắc cử vì chiến thắng trong bầu cử phổ thông và cũng có nhiều lá phiếu đại cử tri nhất. Sau khoảng một tháng, nhiều người ủng hộ ông Clay chuyển sang ủng hộ Ngoại trưởng Adams. Các đại cử tri ở bang Maryland, Illinois, Kentucky và Louisiana vốn trước đó ủng hộ ông Jackson cũng chuyển sang ủng hộ ông Adams. Và kết quả là, ông Adams giành đa số phiếu ủng hộ tại Hạ viện để trở thành Tổng thống thứ 6 của Mỹ. Sau khi nhậm chức, ông Adams đã chọn ông Clay làm Ngoại trưởng. Sau khi ông Adams trở thành Tổng thống và chọn ông Clay làm Ngoại trưởng, ông Jackson đã rất tức giận, gọi đây là cuộc mặc cả tham nhũng.

Tổng thống Mỹ Andrew Jackson. Ảnh: Getty.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1860 với tổng thống được bầu là Abraham Lincoln còn chia rẽ cả nội bộ nước Mỹ. Theo đó, ông Abraham Lincoln, ứng viên của Đảng Cộng hòa là người phản đối chế độ nô lệ, thậm chí còn không có tên trên lá phiếu ở hầu hết bang miền Nam vốn ủng hộ chế độ nô lệ. Khi Đảng Dân chủ chọn Thượng Nghị sĩ Stephen Douglas làm ứng viên, nhánh của đảng này ở miền Nam đã tách ra, chọn Phó Tổng thống đương nhiệm John Breckenridge làm ứng viên. Ông Lincoln chỉ giành 40% số phiếu phổ thông nhưng giành phần lớn số phiếu đại cử tri ở miền Bắc cùng với bang California và Oregon. Ông Breckenridge giành các phiếu đại cử tri ở phần lớn các bang miền Nam cùng với Maryland và Delaware. Chỉ vài tuần sau khi ông Lincoln giành chiến thắng, bang Nam Carolina ly khai. Sáu bang miền Nam cũng hành động tương tự, thành lập ra Liên minh miền Nam tháng 2/1861 và bầu ông Jefferson David làm tổng thống. Từ đây, cuộc nội chiến Mỹ bắt đầu.

Ngày 9/2/1861, các tiểu bang miền Nam thành lập Liên minh miền Nam và bầu lãnh tụ là Jefferson Davis. Ngày 4/3/1861, Abraham Lincoln chính thức tuyên thệ nhậm chức Mỹ, thành lập Liên minh miền Bắc. Ngày 12/4/1861, các lực lượng của miền Nam tấn công một căn cứ quân sự của Liên bang tại Đồn Sumter thuộc Nam Carolina. Lincoln phản ứng lại bằng cách kêu gọi một đội quân tình nguyện từ mỗi tiểu bang để chiếm lại các tài sản liên bang và dẫn đến sự ly khai của thêm bốn tiểu bang nô lệ. Cả hai bên đều tăng cường xây dựng quân đội. Nội chiến bùng nổ, ban đầu đội quân Liên bang kiên quyết và không sử dụng biện pháp triệt để nên bị thua liên tiếp. Ngày 19/10/1964, quân miền Bắc do tướng Sheridan chỉ huy thắng lớn trong trận Cedar Creek tại thung lũng Shenandoah, chấm dứt hoàn toàn cuộc tấn công cuối cùng lên miền Bắc của quân miền Nam do Jubal Early cầm đầu. Ngày 9/4/1865, quân đội miền Bắc giành thắng lợi quyết định trong trận đánh thủ phủ Hiệp bang miền Nam, nội chiến chấm dứt. Thắng lợi thuộc về quân Liên bang.

Tiếp đến là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1876. Trong năm này, ứng viên Đảng Dân chủ là Thống đốc bang New York Samuel Tilden hơn ứng viên Đảng Cộng hòa Rutherford B. Hayes 250.000 phiếu phổ thông và ông Tilden hơn 19 phiếu đại cử tri. Tuy nhiên, ông vẫn thiếu một phiếu nữa mới đủ 185 phiếu theo yêu cầu và lúc đó, 20 phiếu nữa chưa được kiểm đếm ở Florida, Louisiana và Nam Carolina do kết quả quá sít sao. Bên nào cũng cáo buộc bên kia gian lận và mâu thuẫn trở nên gay gắt. Ở Oregon, một đại cử tri còn bị coi là bất hợp pháp và bị thay thế. Khi cuộc khủng hoảng gia tăng, nguy cơ nội chiến lần nữa lại hiện hữu.

Bầu cử tổng thống năm 1876 là một trong những cuộc bầu cử gây tranh cãi nhất. Ảnh: Getty Images

Trong bước đi chưa từng có tiền lệ, Quốc hội Mỹ đã thành lập ủy ban 15 thành viên là các thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ và thẩm phán tòa án tối cao (7 thành viên Cộng hòa, 7 thành viên Dân chủ và 1 thành viên độc lập) để quyết định cuộc bầu cử. Sau khi một lá phiếu dao động chuyển sang ủng hộ ông Hayes, ông này giành được toàn bộ 20 phiếu đại cử tri từ các bang tranh cãi, có đủ 185 phiếu cần thiết.

Sau khi Đảng Dân chủ đe dọa cản trở và ngăn chặn kiểm đếm phiếu, vấn đề này được hai bên giải quyết trong các cuộc đàm phán ở Khách sạn Wormley tháng 2/1877. Theo thỏa thuận, phe Dân chủ sẽ chấp nhận chiến thắng của ông Hayes nếu ông đưa toàn bộ binh sĩ Liên bang ra khỏi miền Nam cùng với một số điều kiện khác. Cuộc thỏa hiệp này đã củng cố quyền kiểm soát khu vực miền Nam của Đảng Dân chủ, chấm dứt thời kỳ tái thiết và đảo ngược những thành quả mà người Mỹ gốc Phi giành được trong thời kỳ hậu nội chiến. Đây là một trong số những cuộc bầu cử gây tranh cãi nhất lịch sử Mỹ.

Trong khi đó, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000 được xem là một trong những cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ gây tranh cãi và kéo dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong cuộc đua sít sao giữa ông Al Gore của Đảng Dân chủ và George W. Bush của Đảng Cộng hòa, tất cả tùy thuộc vào kết quả kiểm phiếu ở Florida.

Ông Bush (trái) và Gore trong cuộc tranh luận thứ ba. Ảnh: AP.

Lúc đầu, các kênh truyền hình đều thông báo bang này ủng hộ ông Gore, sau đó lại nói tỷ lệ quá sít sao nên chưa kết luận được, và cuối cùng thông báo bang này ủng hộ ông Bush. Khi hai ứng viên chỉ chênh nhau vài trăm phiếu bầu ở Florida, các vụ kiện tụng và kiểm phiếu lại đã diễn ra khiến cuộc bầu cử trở nên căng thẳng. 5 tuần đằng đẵng sau bầu cử, Tòa án Tối cao Mỹ đã có phán quyết cuối cùng, ngăn chặn quyết định cho kiểm phiếu lại mà Tòa án Thượng thẩm Florida đưa ra với lý do quyết định này vi phạm nguyên tắc Hiến pháp. Theo đó, ông Bush thắng ở 30 bang (kể cả Florida) và chỉ hơn đối thủ có 5 phiếu. Ông là ứng viên đầu tiên trong 112 năm thắng cử mà không thắng phiếu phổ thông. Ông thua ông Gore 500.000 phiếu phổ thông. Phe Dân chủ không chấp nhận kết quả trên và đưa ra nhiều cáo buộc về tình hình bỏ phiếu ở bang Florida. Tuy nhiên, cáo buộc không đủ sức nặng để đảo ngược tình thế. Cuộc bầu cử kịch tích, căng thẳng chưa từng có đã kết thúc với phần thắng thuộc về ông Bush.

Cuối cùng là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ gây bất ngờ năm 2016, với người chiến thắng chính là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ năm nay, ông Donald Trump. Lúc ấy, doanh nhân kiêm nhân vật truyền hình thực tế Donald Trump đã đánh bại cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong một cuộc bầu cử chưa từng có tiền lệ. Bà Hillary đã chịu thua dù hơn ông Trump 3 triệu phiếu phổ thông. Doanh nhân tỷ phú Donald Trump đã gây bất ngờ khi giành chiến thắng dù chưa từng nắm vị trí nào trong chính quyền trước đó. Bất ngờ hơn là các khảo sát ý kiến cử tri trước bầu cử đều dự báo bà Hillary chiến thắng.

Ông Trump (trái) và bà Hillary. Ảnh: Getty Images

Trong ngày 5 tháng 11 tới, chúng ta sẽ cùng chứng kiến cuộc đua giành vị trí tổng thống Mỹ đầy gay cấn giữa ứng cử viên Đảng Cộng hòa, ông Donald Trump và Phó Tổng thống Mỹ, bà Kamala Haris. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 60 này sẽ không chỉ định hình tương lai của nước Mỹ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến trật tự thế giới và các liên minh chiến lược hiện nay. Dù ai giành chiến thắng, chính quyền mới cũng đều đối mặt với hàng loạt thách thức từ trong nước đến quốc tế, từ kinh tế, an ninh cho đến những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu hay phát triển công nghệ. Trong bối cảnh địa chính trị phức tạp như vậy, những quyết sách của Washington sẽ đem lại tác động mạnh mẽ đến các đồng minh và đối thủ trên toàn cầu, do đó nước Mỹ đòi hỏi một tầm nhìn chiến lược sâu rộng và cam kết hành động vững chắc của vị tổng thống tiếp theo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cuộc đua vào Nhà Trắng đang bước vào giai đoạn nước rút với các diễn biến theo hướng công kích - đáp trả đầy kịch tính giữa hai ứng viên: đương kim Phó tổng thống Kamala Harris và cựu tổng thống Donald Trump.

Đa dạng sinh học có ý nghĩa sống còn đối với các hệ sinh thái trên Trái đất, cũng như với đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia, cộng đồng. Tuy nhiên, tình trạng suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra ở tốc độ chóng mặt.

Chiến sự Nga - Ukraine ngày 27/10 tiếp tục leo thang với hơn 150 cuộc giao tranh ác liệt diễn ra giữa hai bên.

Cộng đồng quốc tế vừa hối thúc tất cả các bên kiềm chế tối đa để ngăn chặn nguy cơ xung đột lan rộng tại Trung Đông. Lời kêu gọi khẩn cấp được đưa sau khi Israel tiến hành các cuộc không kích nhằm vào Iran, làm dấy lên lo ngại các cuộc tấn công và trả đũa qua lại giữa hai bên tiếp tục đẩy Trung Đông lún sâu hơn vào vòng xoáy bạo lực.

Ngày 27/10, cử tri Nhật Bản đã tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Hạ viện lần thứ 50 nhằm chọn ra 465 đại biểu. Đây là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của Nhật Bản, nhưng vẫn tồn tại khả năng tỷ lệ người tham gia bỏ phiếu sẽ ở mức thấp như một số lần bầu cử trước.

Dù lượng tàu và hàng hóa vận chuyển giảm, doanh thu của kênh đào Panama vẫn đạt mức kỷ lục nhờ việc áp dụng biểu giá phí mới và tổ chức đấu giá suất qua kênh ưu tiên.