Liên hợp quốc hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cho Liban
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết, các cuộc không kích của Israel tiếp tục ảnh hưởng đến dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự trong ngày thứ năm liên tiếp của cuộc leo thang quân sự quy mô lớn.
Điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc tại Liban, ông Imran Riza, gọi sự tàn phá này là thảm khốc, khi bạo lực gia tăng lan sang cả những khu vực trước đây không bị ảnh hưởng, gây ra sự tàn phá trên diện rộng. "Chúng ta đang chứng kiến thời kỳ chết chóc nhất ở Liban trong một thế hệ và nhiều người bày tỏ lo ngại rằng đây chỉ là sự khởi đầu", ông Riza cho biết.
Trong vòng chưa đầy một tuần, ít nhất 700 người đã thiệt mạng, hàng nghìn người bị thương và gần 120.000 người phải di dời, con số này vẫn tiếp tục tăng. Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột vào ngày 7/10/2023, hơn 1.500 dân thường đã thiệt mạng và hơn 200.000 người buộc phải rời bỏ nhà cửa.
Theo Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc, "Liên hợp quốc và các đối tác đang phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Liban để hỗ trợ các nỗ lực ứng phó". "Chúng tôi đang cung cấp thực phẩm, nệm, bộ dụng cụ vệ sinh và vật tư y tế khẩn cấp", ông Riza cho biết.
Ngoài ra, vẫn còn thiếu hụt nghiêm trọng về tài chính trong các lĩnh vực sửa chữa nơi trú ẩn, thực phẩm, nhiên liệu..., cùng nhiều lĩnh vực khác. Các tổ chức nhân đạo đang đánh giá số tiền tài trợ cần thiết để giải quyết số lượng người di dời ngày càng lớn và nhu cầu nhân đạo ngày càng tăng.
Quyền Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của Liên hợp quốc, bà Joyce Msuya đã phân bổ 10 triệu USD từ Quỹ ứng phó khẩn cấp trung ương của cơ quan này.
Văn phòng cho biết số tiền này là khoản bổ sung vào số tiền 10 triệu USD được giải ngân từ quỹ Nhân đạo Liban vào đầu tuần.
Tại Gaza, OCHA cảnh báo rằng những người dân phải di dời đang sống trong điều kiện vô cùng tồi tệ, có thể còn tồi tệ hơn nữa trong thời tiết mùa đông lạnh giá và mùa mưa sắp tới.
Liên hợp quốc và các đối tác nhân đạo gần đây đã tiến hành đánh giá từ ngày 19 - 22/9, tại hai nơi trú ẩn tập thể ở Deir al Balah và Khan Younis. OCHA cho biết: "Tại cả hai địa điểm, những cộng đồng phải di dời sống trong những nơi trú ẩn quá tải và thiếu đồ dùng vệ sinh, bộ dụng cụ vệ sinh, băng vệ sinh, bỉm cũng như quần áo và sữa bột cho trẻ sơ sinh".
Văn phòng cho biết địa điểm đầu tiên là một trường học được cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc gọi là UNRWA chuyển thành nơi trú ẩn tại trại tị nạn Al Bureij ở Deir al Balah. Nơi đây đang tiếp nhận hơn 3.500 người dân Gaza. "Các nhóm của chúng tôi phát hiện mọi người bị nhồi nhét vào các lớp học và những túp lều cũ nát, trung bình từ 80 đến 100 người trong một lớp học và 40 người trong một lều", OCHA cho biết. "Việc tiếp cận nước sạch và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cực kỳ hạn chế. Hầu hết cư dân chỉ ăn một bữa mỗi ngày, một số người không ăn gì cả ngày".
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc cho biết, địa điểm thứ hai là một trại tị nạn tạm thời ở Abasan, phía đông Khan Younis, nơi có 2.500 người, bao gồm gần 1.000 trẻ em trong độ tuổi đi học. "Khu vực này nằm trong vùng dễ bị ngập lụt, gần một bãi rác còn đang hoạt dộng", OCHA cho biết. "Không có cơ sở y tế và không có hỗ trợ thực phẩm tại khu vực này, ngoại trừ các bữa ăn nóng thỉnh thoảng được cung cấp bởi một tổ chức từ thiện".
Văn phòng cho biết, hoạt động viện trợ nhân đạo ở Gaza đang phải đối mặt với những hạn chế đáng kể: "Gần 90% các hoạt động nhân đạo được phối hợp giữa miền bắc và miền nam Gaza tính đến tháng 9 đã bị từ chối hoặc cản trở".
Tại Bờ Tây, văn phòng cho biết số lượng chướng ngại vật di chuyển nội bộ do lực lượng Israel triển khai đã tăng hơn 20% kể từ tháng 6/2023.
Theo Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc, kể từ vụ tấn công vào Israel ngày 7/10/2023, chính quyền Israel ở Bờ Tây cũng đã áp đặt các hạn chế đi lại, thể hiện bằng việc triển khai hoặc duy trì hàng trăm chướng ngại vật di chuyển và lệnh đóng cửa chung ảnh hưởng đến những người Palestine có giấy phép và cấm họ tiếp cận Đông Jerusalem và Israel. "Tác động tích lũy của những trở ngại trong việc di chuyển là rất tàn khốc, làm trầm trọng thêm sự chia cắt ở Bờ Tây, làm gián đoạn khả năng tiếp cận sinh kế và dịch vụ của hàng nghìn người Palestine và làm trầm trọng thêm điều kiện sống vốn đã khó khăn ở đó". Các cơ sở y tế ở Bờ Tây cũng bị ảnh hưởng trong cuộc xung đột.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng từ ngày 7/10/2023 đến ngày 30/7/2024, đã có 527 vụ tấn công vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khu vực, bao gồm cản trở tiếp cận, sử dụng vũ lực, giam giữ và khám xét quân sự.
WHO cho biết các cuộc tấn công ảnh hưởng đến 54 cơ sở y tế, bao gồm 20 phòng khám lưu động và 365 xe cứu thương.
"Những sự cố này không chỉ cản trở việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà còn gây nguy hiểm cho sự an toàn của nhân viên y tế và bệnh nhân", OCHA cho biết .
Theo nhật báo Wall Street Journal, sau cuộc tấn công tỉnh Bryansk bằng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp, quân đội Ukraine có thể nhắm mục tiêu vào tỉnh Rostov của Nga.
Hôm nay, 24/11, hàng triệu cử tri Romania đi bỏ phiếu bầu tổng thống vòng 1 để chọn ra người lãnh đạo quốc gia trong nhiệm kỳ 5 năm tới. 13 chính trị gia tham gia tranh cử để chọn ra 2 ứng cử viên có số phiếu cao nhất bước vào vòng 2, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 8/12 tới.
Sau hai tuần đàm phán hỗn loạn và căng thẳng, đại diện gần 200 quốc gia đã thông qua hiệp ước tài chính gây tranh cãi vào sáng nay, tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu thường niên lần thứ 29 (COP29) ở Baku, Azerbaijan.
Theo tờ Finacial Times (FT), Nga đã tuyển hàng trăm lính đánh thuê Yemen có liên hệ với Houthi đưa đến chiến đấu ở Ukraine, làm nổi bật mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa Moscow và Houthi.
Nga cảnh báo Pháp và Anh sẽ phải đối mặt với hậu quả sau khi cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga.
Hàng chục quốc gia đang phát triển, bao gồm cả các quốc đảo, đã bỏ cuộc họp về tài chính khí hậu tại Hội nghị COP29 tại Baku, Azerbaijian sau các cuộc đàm phán và tranh luận căng thẳng.
0