Liên hợp quốc kêu gọi đẩy nhanh mục tiêu giảm phát thải

Trước những tác động tiêu cực từ hiện tượng biến đổi khí hậu, Liên hợp quốc đã kêu gọi các nước phát triển đẩy nhanh mục tiêu đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào đầu năm 2040, sớm hơn khoảng một thập kỷ so với hầu hết các mục tiêu hiện tại.

Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc Liên hợp quốc, để làm chậm tình trạng Trái Đất nóng lên, thế giới cần cắt giảm 60% lượng khí thải nhà kính vào năm 2035. “Những lựa chọn và hành động được thực hiện trong thập kỷ này sẽ để lại tác động trong hàng nghìn năm nữa”, báo cáo cho biết, đồng thời gọi biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với hạnh phúc của con người và sức khỏe của hành tinh.

Các nhà khoa học đã nhấn mạnh tính cấp bách của tình hình, trong bối cảnh thế giới ngày nay đã ấm lên 1,1 độ C kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, chỉ còn cách rất ít so với mục tiêu hạn chế nhiệt độ nóng lên ở mức 1,5 độ C đã được thông qua trong Thỏa thuận khí hậu Paris 2015. 

Trước tình hình này, lãnh đạo Liên hợp quốc đã thẳng thắn kêu gọi chấm dứt việc khai thác mới nhiên liệu hóa thạch, đồng thời cho rằng các nước giàu phải từ bỏ than, dầu và khí đốt vào năm 2040. Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Antonio Guterres, cũng kêu gọi các nước giàu đẩy nhanh mục tiêu đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào đầu năm 2040 và các quốc gia đang phát triển hướng tới mục tiêu trên trong năm 2050.

Francis Johnson, một nhà khoa học về khí hậu, đất đai và chính sách tại Viện Môi trường Stockholm cho biết, sau khi Trái Đất nóng lên hơn 1,5 độ thì các rủi ro sẽ tăng vọt. Sau “điểm giới hạn” này, nhiều loài sinh vật có thể bị tuyệt chủng, sự tan chảy của các tảng băng không thể đảo ngược được nữa và mực nước biển sẽ dâng cao vài mét. 

Tuy thế giới sẽ không bị diệt vong ngay lập tức nếu tình trạng nóng lên của Trái Đất vượt qua mốc 1,5 độ C, nhưng nhân loại sẽ phải đón nhận một tương lai với nhiều viễn cảnh tồi tệ, khi hàng loạt hình thái thời tiết khắc nghiệt hơn sẽ xuất hiện.

Cũng theo báo cáo của IPCC, nếu thế giới tiếp tục sử dụng tất cả các cơ sở hạ tầng chạy bằng nhiên liệu hóa thạch hiện có, hoặc được đề xuất sử dụng, Trái Đất sẽ ấm lên ít nhất 2 độ C kể từ thời kỳ tiền công nghiệp. Báo cáo cũng nhấn mạnh sự chênh lệch về phát thải carbon giữa các quốc gia giàu có, những nước đang gây ra phần lớn vấn đề do thải ra nhiều khí CO2 trong quá trình công nghiệp hóa kéo dài hơn một thế kỷ, và các quốc gia nghèo hơn bị ảnh hưởng nặng nề bởi thời tiết khắc nghiệt. Nếu thế giới muốn đạt các mục tiêu về khí hậu, các nước nghèo hơn cần được hỗ trợ tài chính tăng gấp từ 3 đến 6 lần, để thích nghi với một thế giới ấm hơn và chuyển sang sử dụng năng lượng không gây ô nhiễm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quốc hội Australia sẽ tổ chức một cuộc điều tra nhằm xem xét các tác động tiêu cực của các nền tảng truyền thông xã hội. Nhà chức trách cho rằng các nền tảng này có khả năng tiếp cận và kiểm soát đáng kể những gì người dân Australia nhìn thấy trực tuyến mà hầu như không bị giám sát chặt chẽ.

Trong bối cảnh xung đột vũ trang giữa quân đội Israel và lực lượng Hamas không có dấu hiệu hạ nhiệt ở Gaza, nhiều cuộc tuần hành ủng hộ người dân Palestine đã diễn ra tại nhiều nước trên thế giới.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ukraine Dmitry Lazutkin tuyên bố toàn bộ xã hội Ukraine sẽ cần phải hy sinh lợi ích và quên đi cuộc sống yên bình của mình để có thể giành thắng lợi.

Hội đồng Liên bang tối Chủ nhật (12/5) thông báo, Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất thay thế ông Sergei Shoigu bằng quyền Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belousov vào ghế Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Shoigu được bổ nhiệm làm Thư ký Hội đồng An ninh Nga.

Các nhà khoa học của Đại học Maine đã tạo ra một chiếc máy in 3D khổng lồ có khả năng in hoàn thiện một ngôi nhà được làm hoàn toàn từ vật liệu sinh học.

Người dân thủ đô Washington D.C (Mỹ) và khu vực lân cận đã được thưởng thức một bữa tiệc mãn nhãn với màn trình diễn đặc sắc của những chiếc máy bay thuộc các giai đoạn lịch sử của ngành hàng không nước này.